Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Khế là loài cây dân dã, được trồng chủ yếu lấy quả. Thế nhưng những năm gần đây, loại cây này được trồng nhiều làm cảnh. Có nên trồng cây khế trước nhà không là điều không ít người quan tâm.

Có 2 loại khế là khế chua và khế ngọt. Quả khế ngọt bé hơn khế chua và có hoa màu hồng, cánh rủ xuống, là màu xanh nhạt. Còn quả khế chua có đọt màu nâu đỏ sẫm, khi chín quả màu vàng đậm, lá màu xanh tối, hoa màu đỏ sẫm.

Có nên trồng cây khế ở trước nhà không?

Cửa nhà, cổng nhà của ngôi nhà là khu vực rất quan trọng trong phong thủy. Khu vực này cần phải được giữ thông thoáng và sạch sẽ. Cửa nhà là nơi đón vận khí vào nhà, nơi rước tài lộc, may mắn nên nếu bạn trồng cây ở vị trí này sẽ gây chắn lối đi, cản trở những luồng khí dương vào nhà. Lối ra sẽ không được thông thoáng và bị hạn chế ánh sáng khiến căn nhà mất đi tính thẩm mỹ.

Hơn nữa, khế là loại cây đại thụ nên rất nhiều cành lá, vì vậy việc trồng cây ở trước cửa nhà sẽ gây khuất tầm nhìn và sự thông thoáng, căn nhà trở nên âm u hơn. Các hệ thống rễ cây dày đặc sẽ bám vào tường nhà và men dần sang những vị trí khác gây rạn nứt bề mặt và hỏng lớp sơn. Mặt tiền của ngôi nhà cũng mất tính thẩm mỹ và trông mất vệ sinh hơn vì những lá cây và quả khế rụng xuống nhiều.

Do vậy bạn không nên trồng cây khế trước cửa nhà mình. Thay vào đó bạn có thể tìm các vị trí phù hợp hơn.

Khế là cây có nhiều cành lá
Khế là cây có nhiều cành lá

Nên trồng cây khế ở vị trí nào trong ngôi nhà?

Trừ vị trí trước nhà, trước cổng thường khá đặc biệt thì việc trồng cây khế nói riêng và các loại cây cảnh khác nói chung có thể trồng ở bất cứ vị trí nào: vườn, sau nhà… Việc trồng cây khế ở các vị trí này mang đến rất nhiều ý nghĩa tốt, cụ thể:

Ý nghĩa phong thủy

Cây khế lớn, cành lá xum xuê và quả chín ngả vàng sẽ tượng trưng cho điều may mắn, phát triển, thịnh vượng, đủ đầy. Gia chủ trồng cây khế trong nhà sẽ gặp phú quý, tài lộc. Hơn nữ sự tích “ăn 1 quả khế trả 1 cục vàng” khiến người ta càng tin tưởng hơn về vận may mà cây khế có thể mang lại. Trong văn hóa Việt, cây khế còn là loại cây “chánh pháp” thường được gắn liền với người hiền lành, phúc hậu.

Ý nghĩa cảnh quan

Hầu hết các cây khế đều là loại cây đại thụ, dùng để che bóng mát cho sân vườn. Bên cạnh đó, ngày nay còn có các cây khế bonsai được trồng trong chậu làm cây cảnh trang hoàng cho ngôi nhà đẹp thêm.

Nên sử dụng cây khế với mục đích che bóng mát
Nên sử dụng cây khế với mục đích che bóng mát

Ý nghĩa sức khỏe

Lá khế, quả khế đều có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh:

  • Lá khế có tính bình, vị chua nhẹ, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm và đào thải độc tố trong cơ thể. Vì vậy Đông y thường sử dụng lá khế chữa một số bệnh: Ngộ độc, sốt, ho, viêm tiết niệu, dị ứng, nổi mề đay,… Trẻ em và người lớn tắm nước lá khế giúp giảm mẩn ngứa, mề đay hiệu quả.
  • Quả khế chứa nhiều dưỡng chất: vitamin C, chất xơ, folate, magie, kali, vitamin B5… giúp ngăn táo bón, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim mạch, kháng viêm, trị ho, giảm đau, phòng ngừa ung thư, kiểm soát lượng đường trong máu…

Ý nghĩa ẩm thực

Trồng cây khế trong vườn, có thể lấy quả để ăn trực tiếp hoặc chế biến món ăn. Với khế ngọt thì chỉ cần rửa để ăn, làm salad, làm mứt. Với khế chua có thể dùng nấu canh cá, canh chua, xào ốc, xào tôm… Quá ngon phải không nào?

Thay vì trồng cây khế trước nhà, bạn có thể tham khảo những lựa chọn khác:

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây khế

Thời điểm trồng phù hợp: Tháng 2 – 3 dương lịch hàng năm

Chọn cây: Chọn mua cây khế được bán ở các cửa hàng cây giống. Chọn những cây cao từ 50cm, cứng cáp, không bị sâu bệnh hại.

Đất trồng: Chọn đất tơi xốp, khả năng thoát nước tốt, độ pH trung bình là 6.

Tiến hành trồng: Sau khi đã chuẩn bị được đất và chọn được cây giống phù hợp bạn tiến hành trồng cây con xuống đất. Đào một hố nhỏ và đặt bầu đất vào rồi lấp đất xung quanh kín phần cổ rễ. Bạn có thể cắm cọc cho cây để tránh bị đổ. Buộc cây với cọc sau đó tưới nước duy trì độ ẩm trong 3 tuần sau đó.

Cách chăm sóc:

  • Tưới nước: Cây khế ưa ẩm nên bạn cần phải cung cấp nguồn nước thường xuyên để cây phát triển. Định kì sau khi trồng 2 ngày tưới nước 1 lần và giảm dần sau 3 tháng. Khi vào mùa khô cần tăng lượng nước tưới và mùa mưa chú ý thoát nước cho đất tránh ngập úng.
  • Bón phân: Cũng giống như các giống cây khác thì cây khế cũng cần phân bón để phát triển. Hàm lượng phân bón và thời gian bón sẽ khác qua các năm.

3 năm đầu: Bạn tiến hành bón thúc cho cây lượng phân bón bao gồm 200-400g NPK và 5kg phân chuồng hoai mục.

3 năm tiếp theo là giai đoạn cây cho thu hoạch quả nhiều nên cần tăng lượng phân bón lên 4kg NPK và 20kg phân chuồng. Định kì chia ra làm 3 lần trong một năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.