Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nhảy dây là trò chơi dân gian giúp trẻ rèn luyện khả năng bật cao, dẻo dai và phối hợp đồng đội tốt. Cách chơi trò chơi này được miêu tả trong bài viết dưới đây.

1. Trò chơi nhảy dây ra đời khi nào?

Nhảy dây có lịch sử lâu đời tại Trung Quốc. Theo thời gian, nhảy dây du nhập vào nước ta và tồn tại từ đời này sang đời khác. Trò chơi này mang đến nhiều ký ức tuổi thơ cho trẻ em.

2. Những trẻ nào phù hợp chơi nhảy dây?

Nhảy dây phù hợp với tất cả mọi người, cả nam và nữ, mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, bạn không nên cho những trẻ quá nhỏ, chưa đi đứng vững chơi trò này, sẽ rất nguy hiểm. Thường những trẻ từ 5 – 6 tuổi trở lên có thể chơi trò này.

3. Số lượng người chơi nhảy dây là bao nhiêu?

Số lượng người chơi nhảy dây ít nhất là một người, tự quay dây và nhảy hay nhiều người nếu chơi theo nhóm có hai người quay dây ở hai đầu cho mọi người cùng chơi.

4. Nên chơi nhảy dây ở đâu?

Diện tích chơi rộng hay hẹp phụ thuộc vào cách chơi và số lượng người tham gia chơi. Nếu chỉ một người chơi thì chỉ cần khoảng 10m2, càng đông diện tích càng tăng lên. Nên chơi trên mặt phẳng không có chướng ngại vật.

5. Hướng dẫn cách chơi nhảy dây

Chuẩn bị:

  • Một diện tích rộng vừa đủ cho vòng dây quay.
  • Dây có thể kết bằng thun, nilon hoặc dây đay, vải sợi to, xơ dừa, chạc.
  • Chiều dài dây vừa đủ, khoảng 2-3 lần chiều dài tay của trẻ.

Luật chơi: Người nhảy không được giẫm chân lên trên dây. Nếu giẫm phải dây là thua cuộc.

Cách chơi: Có 6 cách chơi khác nhau:

Cách 1: Dùng một sợi dây dài vừa đủ, trẻ đứng thẳng người, hai tay cầm đầu sợi dây và cổ tay quay đểu sợi đay qua đầu. Khi dây vòng xuống sát mặt đất thì 2 chân chụm lại nhảy qua vòng dây hoặc có thể nhảy qua vòng dây bằng chân trước, chân sau liên tiếp nhau.

Nhảy dây một người
Nhảy dây một người

Cách 2: Trẻ đứng thẳng người, hai tay cầm đầu sợi dây và cổ tay quay đểu sợi dây qua đầu. Khi dây vòng xuống sát mặt đất thì 2 chân chụm chéo nhau nhảy qua vòng dây.

Cách 3: Trẻ cầm dây và đưa bắt chéo sang hai bên phải và trái ngược chiều của tay cầm và cổ tay quay đều sợi dây qua đầu. Trẻ đứng thẳng người, hai tay cầm đầu sợi dây và cổ tay quay đều sợi dây qua đầu. Khi dây vòng xuống sát mặt đất thì 2 chân chụm lại nhảy qua vòng dây hoặc có thể nhảy qua vòng dây bằng chân trước, chân sau liên tiếp nhau.

Cách 4: Hai trẻ cùng nhảy chung một dây. Một trẻ tay cầm đầu dây và cổ tay quay đều sợi dây qua đầu. Khi dây vòng xuống sát mặt đất thì 2 chân chụm lại nhảy qua vòng dây. Trẻ thứ hai chờ cho dây quay xuống phía dưới và nhảy thật nhanh vào trong dây. Trẻ nhảy chung sẽ đứng đối diện với trẻ cầm dây, tay để lên vai của trẻ cầm dây, hai trẻ cùng phải khớp với nhau về động tác và thời gian nhảy.

Hai trẻ chơi chung với nhau
Hai trẻ chơi chung với nhau

Cách 5: Hai trẻ cùng nhảy chung một dây, 2 trẻ cùng nhảy, mỗi trẻ cầm một đầu dây để quay, tay còn lại cầm tay người kia. Hai trẻ cùng phải khớp nhau về động tác nhảy.

Cách 6: Có nhiều trẻ cùng nhảy chung một dây.

Hai trẻ đứng cách nhau sao cho khi dây quay chạm xuống mặt đất không chùng quá và không căng quá. Hai trẻ cùng quay vòng dây theo một chiều. Có thể một trẻ hoặc nhiều trẻ vào nhảy dây theo lần lượt hoặc cho 2 trẻ cùng nhảy một lượt, song không được để dây chạm vào chân mình. Trẻ nào để dây chạm vào chân thì phải ra thay thế cho 2 trẻ đang làm nhiệm vụ đứng quay dây cho các bạn nhảy.

Nhiều trẻ cùng nhảy dây
Nhiều trẻ cùng nhảy dây

Mức chơi có thể nâng cao bằng cách: quay dây nhanh hơn hoặc có thể quay đảo chiều từ sau quay trước hoặc ngược lại.

6. Chơi nhảy dây có lợi ích gì?

Nhảy dây là trò chơi vận động nên sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Rèn thể lực dẻo dai, khả năng bật cao của trẻ
  • Rèn luyện khả năng hợp tác, phối hợp đồng đội

7. Những điều cần chú ý khi chơi nhảy dây

Để trẻ chơi nhảy dây an toàn, người lớn nên chú ý những điều sau đây:

  • Chọn địa điểm chơi bằng phẳng, không nhấp nhô khúc khuỷu để tránh việc trẻ vấp ngã.
  • Không gian chơi phải đủ để quăng dây mà không bị vướng vào vật gì khác
  • Chọn dây có độ dài phù hợp với chiều cao mỗi người (tốt nhất nên chọn dây dài, đến lượt ai chơi thì tự điều chỉnh phù hợp). Dây phải chạm đất nếu không sẽ vướng vào chân rất nguy hiểm.
  • Người lớn nên cho trẻ khởi động trước khi chơi để tránh chuột rút, đau mỏi,  sai khớp,…

Nhảy dây có rất nhiều lợi ích với sức khỏe, tăng cường sức bền và sự dẻo dai. Mặt khác còn rèn luyện khả năng phối hợp đồng đội. Bạn hãy hướng dẫn trẻ chơi trò này nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm một số trò chơi vận động khác cho trẻ như:

2.9/5 - (9 bình chọn)
Share.

Comments are closed.