Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Kéo co thường được tổ chức trong các hội thi, các dịp lễ hội. Đây là trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự kiên trì và khả năng phối hợp đồng đội. Cách chơi kéo co như thế nào? Tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

1. Trò chơi kéo co ra đời khi nào?

Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Khi đó người ta chơi kéo co không dùng đến dây thừng như bấy giờ mà dùng loại dây khác. Theo các tài liệu ghi lại, kéo co là một trò chơi rất được ưa chuộng trong triều đình Trung Quốc đặc biệt là vào thời nhà Đường và sau này là thời nhà Tống. Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm trước Công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác.

Ở Tây Âu, lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000 sau Công Nguyên. Các chiến binh Viking thường chơi một trò chơi có tên gọi là “kéo da”, trong đó người ta dùng da động vật thay cho dây thừng để chơi kéo co. Tại nước Anh, cuộc thi đấu kéo co đầu tiên được ghi nhận là diễn ra vào thế kỷ 16 giữa hai làng vùng Norfolk. Tuy vậy, theo nhiều câu chuyện kể lại thì kéo co dưới hình thức là một môn thể thao hiện đại bắt đầu từ con tàu Cutty Sark. Vào khoảng thời gian từ năm 1885 đến 1895, Richard Woodget, thuyền trưởng tàu Cutty Sark, đã thường xuyên tổ chức các cuộc thi đấu kéo co cho các thủy thủ của mình. Bằng cách này, Woodget muốn rèn luyện sức khỏe và trau dồi bản năng chiến đấu cho họ.

Tại Việt Nam, kéo co cũng ra đời từ rất sớm (không có chính xác thời gian cụ thể). Trò chơi này mau chóng nhận được sự yêu thích của mọi người bởi dễ chơi, có thể rèn luyện thể lực. Kéo co là hoạt động không thể thiếu trong những hội thi thể thao, ngày hội quan trọng (hội làng, lễ hội..)

2. Những ai phù hợp trò chơi kéo co?

Kéo co là môn thể thao dành cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Trẻ con sẽ thi kéo co với trẻ con, người lớn thi kéo co với người lớn… để tạo sự cân bằng.

3. Số lượng người chơi kéo co là bao nhiêu?

Số lượng người chơi không giới hạn, ít nhất là 2 người chơi, chia đều cho hai đội, càng đông càng vui. Nên có một người điều khiển, làm trọng tài để đảm bảo công bằng và giải quyết mâu thuẫn.

Số lượng người chơi không giới hạn
Số lượng người chơi không giới hạn

4. Nên chơi kéo co ở đâu?

Vì số lượng người chơi lớn và ồn ào nên cần không gian lớn, đủ không gian cho người chơi và người cổ vũ.

5. Hướng dẫn cách chơi trò kéo co

Chuẩn bị:

  • Có thể chia thành các nhóm chơi, mỗi nhóm có số lượng người bằng nhau và tương đối đồng đều về thể lực. Trẻ có thể không đi giày dép khi chơi. Một người điều khiển bằng còi. Diện tích chỗ chơi đòi hỏi rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ.
  • Vạch một vạch làm ranh giới giữa 2 đội hoặc giữa 2 trẻ.
  • Có một sợi dây thừng chắc chắn, tùy số lượng người chơi mà độ dài của sợi dây sẽ khác nhau.

Luật chơi:

  • Khi có lệnh mới được kéo (thường là tiếng còi hoặc hô “bắt đầu” của trọng tài).
  • Đội nào bị kéo ra khỏi vạch ranh giới giữa 2 đội là bên đó thua cuộc.

Cách chơi:

Chơi tập thể (dùng dây thừng để kéo)

Mỗi đội đứng một bên đối diện với nhau qua vạch ranh giới, chọn một trẻ khỏe nhất đứng đầu hàng, các trẻ đứng sau cùng nắm tay vào dây để kéo, chân đứng ở tư thế chân trước – chân sau chắc chắn. Hai đội đứng thành hàng dọc.

Khi có hiệu lệnh của người điều khiển thì 2 đội bắt đầu dùng sức kéo, đội nào kéo được đối phương qua khỏi vạch ranh giới là đội đó thắng. Toàn đội phải biết hợp lực lại để có được sức mạnh tổng hợp. Trong quá trình kéo, toàn đội vừa kéo vừa đồng thanh hô thật to “hò dô ta nào, gò dô ta nào” hoặc “cố lên”  để cả đội cùng có động lực chiến thắng.

Tổ chức thi kéo co trong trường học
Tổ chức thi kéo co trong trường học

6. Chơi kéo co có lợi ích gì?

  • Rèn khả năng chịu đựng, kiên trì giữ vững đội hình.
  • Rèn luyện thể lực, sức khỏe cho trẻ
  • Tăng thêm tính tập thể và thi đua của trẻ.

7. Những điều cần chú ý khi chơi trò kéo co

Để đảm bảo an toàn và công bằng khi chơi, cần chú ý những điều sau:

  • Hai đội phải chia cân sức, số lượng người bằng nhau.
  • Nên có trọng tài đủ uy tín để đảm bảo công bằng và giải quyết tranh chấp (bố mẹ, anh chị lớn, thầy cô giáo).
  • Nếu trẻ không đi giày dép thì cần đảm bảo mặt phẳng không có vật gì có thể gây tổn thương bàn chân.

Đây là trò chơi phối hợp đồng đội, nâng cao tinh thần tập thể rất tốt. Các thầy cô giáo nên áp dụng trong các giờ tập thể dục hoặc tổ chức hội thi kéo co trong các ngày kỷ niệm 20/11, 26/3,…

Bạn có thể tham khảo thêm các trò chơi dân gian khác như:

3.5/5 - (4 bình chọn)
Share.

Comments are closed.