Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Thả diều không phải là trò chơi quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, rất ít bậc phụ huynh biết rằng chơi thả diều đúng cách sẽ giúp con bạn phát triển được nhiều mặt. Thả diều như thế nào là đúng cách? Trò chơi dân gian này giúp phát triển những mặt gì cho trẻ? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Thả diều xuất hiện từ khi nào?

Thú vui thả diều thực ra có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cụ thể hơn, nó có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Hoa cách đây 2800 năm. Chiếc diều đầu tiên được chế tạo từ Lỗ Ban với nguyên liệu được làm bằng gỗ. Đến thời nhà Hán, ngành giấy hình thành, diều giấy bắt đầu xuất hiện. Đến thời nhà Tống, diều được lưu truyền rộng rãi, phát triển và lan ra các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam.

Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng thả diều từ lâu đã gắn với đời sống của người dân Việt từ bao đời nay. Thả diều trở thành một trong những trò chơi dân gian có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của dân tộc Việt.

Thả diều được yêu thích và xuất hiện rộng rãi tại các vùng quê ở Việt Nam. Bên cạnh cái tên thả diều quen thuộc, trò chơi này còn được những nghệ nhân gọi với cái tên “Múa rối trên không”.

2. Lứa tuổi thích hợp với trò chơi

Thả diều thích hợp đối với mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ em.  Trẻ em trong độ tuổi từ 5- 6 tuổi đã có thể tập chơi thả diều.

3. Số lượng người chơi diều

Mỗi một cánh diều sẽ được điều khiển bởi một người chơi. Thả diều là một trò chơi tập thể. Thường thì trẻ em sẽ tụ tập lại với nhau và thi thả diều, nên số lượng của người chơi không giới hạn. Bạn có thể phân các bé thành nhiều nhóm và cho các con thi với nhau.

4. Nên chọn không gian như thế nào để chơi diều?

Không gian càng rộng lớn và mở, thì việc chơi diều càng thoải mái và vui vẻ. Công viên lớn không có nhiều cây cối, bãi biển, cánh đồng luôn là lựa chọn hàng đầu nếu muốn chơi diều.

Không gian rộng rãi thích hợp cho thả diều
Không gian rộng rãi thích hợp cho thả diều

5. Hướng dẫn chơi thả diều

Chuẩn bị:

  • Cánh diều: Bạn có thể mua diều ngoài quán hoặc tự làm cánh diều cho mình.
  • Chọn dây thả diều phù hợp: Thông thường chơi thả diều giải trí bạn nên chọn những loại dây dù, hạn chế chơi dây cước, vì dây cước khá bén có thể làm bé đứt tay.

Cách làm diều khá đơn giản, bạn có thể tham khảo:

Bước 1:

Đầu tiên, bạn hãy dùng bút chì vẽ hình vuông có các số đo 40cm x 40cm và cắt ra bằng kéo.

Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi dân gian thả diều cho trẻ em 1

Sau đó tiếp tục cắt những dải dây bằng giấy có kích thước 4cmx60cm.

Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi dân gian thả diều cho trẻ em 2

Sau khi đo bạn kẻ dải giấy

Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi dân gian thả diều cho trẻ em 3

Và cắt dải giấy theo đường kẻ.

Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi dân gian thả diều cho trẻ em 4

Sau đó cắt tiếp một vài dải giấy có kích thước 3cmx25cm.

Bước 2:

Sau khi làm xong các dải giấy làm đuôi diều thì bạn tiến hành làm diều giấy bạn đo và cắt một thanh tre dài hơn đường chéo hình vuông khoảng 5cm.

 Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi dân gian thả diều cho trẻ em 5

Tiếp theo, bạn uống cong một phần thanh tre nằm trong tờ giấy và cắt giữ lấy phần này. Sau đó dùng dây căng nối 2 đầu thanh tre này để giữ độ cong của nó. Lúc này nó có dạng một cánh cung.

Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi dân gian thả diều cho trẻ em 6

Bạn uốn cong một phần thanh tre nằm trong tờ giấy và cắt giữ lấy phần này.

Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi dân gian thả diều cho trẻ em 7

Tiếp tục dùng hồ và những mẩu giấy nhỏ để dán thay tre dài ở trên vuông góc với cánh cung ở dưới vào con diều.

Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi dân gian thả diều cho trẻ em 8

Bước 3:

Ở bước 3, bạn hãy dùng những mẫu giấy nhỏ 3cmx25cm để tạo thành đuôi móc xích cho con diều của bạn nhé nhớ là làm cho độ dài nó hơn 60 cm nhé.

Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi dân gian thả diều cho trẻ em 9

Sau đó bạn hãy dán dải giấy dài vào 2 góc bên của con diều, đuôi móc xích sẽ được dán vào phần góc dưới của con diều.

Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi dân gian thả diều cho trẻ em 10

Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi dân gian thả diều cho trẻ em 11

Bước 4:

Bạn hãy khoét 2 lỗ 2 bên thanh tre thẳng ở phía đuôi của con diều, và 2 lỗ ở vùng giao nhau giữa thanh tre và chiếc cung diều.

Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi dân gian thả diều cho trẻ em 12

Sau đó dùng dây buộc nối chúng lại và nối với dây kéo bên ngoài sao cho khi kéo ra thì ta có một tam giác vuông tại điểm kéo là bạn đã hoàn thành rồi đấy.

Luật chơi:

Những người tham gia vào thả diều sẽ cùng nhau xuất phát tại một địa điểm và bắt đầu thả vào một khoảng thời gian quy định. Nếu diều của ai bay được cao và có thời gian lâu hơn thì người đấy thắng. Bên cạnh đó, thắng thua còn phụ thuộc vào các yếu tố như ai làm diều nhanh hơn, đẹp hơn và chắc chắn hơn.

Cách chơi:

  • Chuẩn bị trước khi thả: Di chuyển diều đến vị trí thả diều đã được định sẵn, tiếp đến đưa diều ra trước gió. Lưu ý, hướng gió là hướng thổi từ phía đối diện với con diều trở lại. Cầm diều của bạn ở vị trí nơi liên kết giữa các sợi dây diều.
  • Bắt gió cho diều: Di chuyển đi bộ hoặc chạy khoảng 20m về phía trước. Lưu ý, trong quá trình di chuyển, chú ý quan sát để tránh những vật cản trên đường. Khi diều của bạn đã bắt được gió thì bạn thả diều ra.
  • Thả diều: Sau khi diều của bạn đã  bắt được gió, hãy từ từ thả dây dài dần ra. Dây diều không nên quá chùng cũng không nên quá căng.
    • Để điều chỉnh diều, dùng tay nắm sợi dây diều và giật lại. Điều này giúp cho con diều của bạn có thể bay cao hơn.
    • Từ lúc này, bạn có thả sức chơi diều theo ý muốn của mình. Lưu ý quan sát việc thay đổi hướng gió và tốc độ gió. Nếu con diều của bạn chúc xuống, nghĩa là diều của bạn đang không đủ gió, hãy điều chỉnh dây và giật dây diều để làm cho nó ổn định trở lại.
  • Thu diều: Cuộn dây diều lại để dần dần thu diều. Khi bạn cuộn dây, đi về phía diều của bạn cho đến khi nó hạ cánh an toàn trên mặt đất.

Nếu diều của bạn bắt đầu quay, thì là do sợi dây quá căng. Bạn sẽ cần phải làm nó chút chùng 1 chút  bằng cách nới thêm dây một chút.

6. Tại sao nói thả diều giúp bé phát triển mọi mặt?

  • Việc làm và chơi diều rất bổ ích và lý thú cho trẻ em vì thông qua đó các em có thể tiếp thu được dễ dàng nhiều kỹ năng, kiến thức. Khi làm diều, các em học được tính kiên trì, khéo léo, hiểu được các nguyên tắc vật lý như lực nâng, trạng thái cân bằng. Giúp các bé bước đầu nhận biết được các hình khối cơ bản và kiến thức hình học. Đồng thời, trẻ sẽ biết được cách trang trí, phối hợp màu sắc hình ảnh cho cánh diều thêm đẹp …
  • Quá trình làm diều giúp các bé rèn luyện được tính kiên nhẫn.
  • Thả diều giúp bé có thời gian giải trí vui vẻ sau giờ học.

7. Những điều cần chú ý khi chơi thả diều

  • Khi chơi diều cần chú ý chọn những không gian rộng, thoáng để diều bay cao và dễ hơn, tránh tình trạng bị mắc vào ngọn cây, dây điện…
  •  Nên tránh chơi diều ở gần khu vực tham gia giao thông. Nếu các bạn nhỏ không cẩn thận và không chú ý sẽ dễ xảy ra tai nạn.
  • Bên cạnh đó, khi tham gia chơi thả diều cần chú ý quan sát dưới mặt đất xem có chướng ngại vật gì không, tránh lúc đang chạy vấp phải vào có thể gây tổn thương.
  •  Các bé nên mang giày để thuận tiện trong việc chơi thả diều.
  • Chọn thời tiết: Nên chọn thả diều vào buổi chiều mát, có nhiều gió. Tránh thả vào những lúc mưa gió, sấm chớp sẽ rất nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin chi tiết hướng dẫn chơi thả diều mà chúng tôi chia sẻ đến các bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, bố mẹ, ông bà cần hướng dẫn và cũng bé thực hiện tất cả những chỉ dẫn bên trên. Điều này giúp các bé phát triển những kỹ năng mà chúng tôi đề cập đến vừa giúp bé cảm thấy gần gũi với gia đình, người thân hơn!

Ngòai chơi thả diều, để bé có thể đa dạng các trò chơi, bạn có thể hướng dẫn bé chơi thêm các trò chơi khác như:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.