Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cây Duối thân gỗ, to, thường được trồng làm hàng rào. Một số loại nhỏ, thế cây đẹp được ưa chuộng trồng làm cây cảnh, chúng được giới chơi cây yêu thích.

Cây Duối là cây gì? Đặc tính của cây duối

Cây Duối hay còn gọi là cây dúi, cây Duối nhám, cây Duối gai, cây Hoàng Anh Mộc. Tên khoa học của cây Duối là Streblus asper, thuộc họ Moraceea. Nguồn gốc xuất xứ của cây duối: Trung Quốc,  Đông Nam Á, Ấn Độ,.. Cây duối được phân bố nhiều ở các vùng quê nước ta. Cây được trồng để tạo thành hàng rào bao quanh nhà vì cây có các cành chằng chịt.

Cây Duối có sức sống mãnh liệt, thích nghi với mọi điều kiện, mọi môi trường sống. Cây Duối ít sâu bệnh và có tuổi thọ cao. Cây Duối thân cao khoảng 4 – 8m, lá nhọn và rất ráp, dài khoảng 3-7cm, rộng khoảng 1,5 – 2,5cm.

Hoa cái và hoa đực mọc khác gốc, hoa cái mọc đơn lẻ ở trên 1 cuống, trong khi đó hoa đực mọc tập trung ở đầu cuống của các cành ngắn. Hoa đực có hình tròn và rộng khoảng 4  -7 mm, có màu vàng lục và có cuống ngắn.

Quả của cây Duối màu vàng, quả nhỏ nhưng có vị ngọt.

Cây Duối thân gỗ, có thể cao từ 4 - 8m
Cây Duối thân gỗ, có thể cao từ 4 – 8m

Có nên trồng cây duối ở trước nhà không? Trồng cây duối cảnh có ý nghĩa gì?

Trước khi trả lời cho câu hỏi có nên trồng cây duối trước nhà không thì chúng ta cùng tìm hiểu những ý nghĩa của loại cây này đối với con người nhé:

Ý nghĩa trang trí của cây duối

Trước đây, người ta thường trồng cây duối trước nhà để chúng phát triển tự nhiên do vậy dáng dấp của cây thường không được đẹp mắt cho lắm. Thế nhưng ngày nay, cây duối được rất nhiều nhà vườn tạo dáng bonsai, uốn cách điệu đẹp mắt, khi bố trí trước nhà sẽ khiến không gian đẹp và sinh động hơn, hàng ngày được ngắm nhìn, tưới và chăm sóc cây sẽ giúp tinh thần gia chủ thoải mái và dễ chịu.

Đối với không gian bên ngoài ngôi nhà (hiên nhà, sân, trước nhà,…), bạn có thể thoải mái bày trí các chậu cây duối sao cho phù hợp và không gây bất tiện khi mọi người đi qua.

Cây Duối cảnh nhỏ trồng trong chậu
Cây Duối cảnh nhỏ trồng trong chậu

Ý nghĩa phong thủy của cây duối

Cây duối là giống cây lâu năm nên được nhiều người ưa thích với ý nghĩa phong thuỷ, mang tài lộc cho gia đình. Khi bày trí cây trong nhà thì gia đình sẽ hạnh phúc, bình an với mọi người, con đường công danh sự nghiệp, đường tình duyên sẽ trở nên rộng mở hơn.

Đây cũng là giống cây được sử dụng để trừ tà, giúp gia đình có cuộc sống hạnh phúc hơn. Từ xa xưa, với ý nghĩa trừ tà Duối cảnh đã được trồng nhiều ở các lăng mộ, các di chỉ cổ và trong cung vua.  Đây là loại cây cảnh mà các vua chúa yêu thích.

Ý nghĩa sức khỏe của cây duối

Cây Duối có vị đắng, chát, có khả năng giải nhiệt tốt. Nó còn có công dụng chữa bệnh. Các thành phần của cây từ lá, thân cho đến rễ đều có công dụng làm thuốc chữa bệnh. Cây này được dùng để chữa đau răng, tiêu chảy, thông huyết, cầm máu, sát khuẩn, đau răng,… Một số công dụng chữa bệnh của từng bộ phận như sau:

  • Lá Duối được dùng trong việc chữa viêm sưng đường tiểu, trị bệnh bạch đới khí hư, chống chứng tiểu khó, bệnh kiết lỵ, ngăn ngừa phù thũng, xúc tiến trữ lượng sữa ở mẹ sau sinh. Lá Duối còn được chế biến trị mụn nhọt đầu đinh, lở loét da.
  • Hạt Duối mang lợi ích đối với chứng chảy máu cam, tiêu chảy, tốt cho bệnh bạch ban.
  • Vỏ cây Duối nấu nước sắc dùng được cho bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, Tình huống giải độc rắn cắn nhai trực tiếp.
  • Rễ Duối được xem phương thức hạ sốt, chống kiết lỵ, giảm đau, giảm viêm sưng, an thần, chống động kinh.
  • Đặc tính mủ cây Duối sát trùng, trị đau gót, bàn tay nứt nẻ, áp dụng hiệu quả trên màng tang thái dương, làm dịu tình trạng đau dây thần kinh đầu.

Có thể thấy duối là loài cây vừa mang lại giá trị về mặt thẩm mỹ, vừa mang ý nghĩa phong thuỷ, ý nghĩa sức khỏe tốt như vậy nên được nhiều dân chơi cây cảnh ưa thích lựa chọn. Nếu bạn đang phân vân không biết có nên trồng cây duối trước nhà không thì câu trả lời quá rõ ràng, là có.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

Có nên trồng cây duối trong nhà không?

Hầu hết các loại cây cảnh đều ưa sáng, duối cũng không ngoại lệ. Loài cây này thích hợp để trồng trước nhà như ngoài hiên, trong vườn, sân, hoặc trên ban công hơn là trồng trong nhà. Tuy nhiên nếu vẫn yêu thích và muốn đặt ở phòng khách làm cảnh thì gia chủ nên chọn cây bonsai nhỏ gọn, kiểu cách để tôn lên nét đẹp không gian. Chú ý đặt chậu cây duối ở các vị trí nhiều ánh sáng như gần cửa sổ hoặc gần giếng trời. Mỗi tuần nên cho cây ra ngoài tắm nắng 2 – 3 lần vào buổi sáng để cây cứng cáp và khỏe mạnh hơn.

Người tuổi nào, mệnh nào nên trồng cây duối trong nhà, trước nhà?

Nhìn chung chơi cây cảnh là sở thích, là niềm đam mê, thực tế không có quan niệm nào quá khắt khe về việc ai nên trồng ai không nên trồng. Miễn là bạn cảm thấy yêu thích loài cây này thì đều có thể trồng duối trước nhà, trong nhà để mang đến giá trị phong thủy tốt như mong muốn. Người thuộc mệnh Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ hoặc các tuổi Tí – Sửu – Dần – Mão… đều có thể trồng cây duối để làm cảnh, giúp không gian sống đẹp và tốt hơn.

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây Duối

Cách trồng cây duối

Thông thường gia chủ để tiết kiệm thời gian và công sức có thể đặt mua chậu cây duối cảnh sẵn bán ngoài các cửa hàng cây giống, sau đó về bố trí trước nhà hoặc trong nhà. Tuy nhiên nếu muốn tự tay trồng cây duối thì bạn cũng cần chú ý một số điều nhất định, cụ thể:

Cây Duối là một cây có rễ cọc rất to, thân cây lại nhiều mủ. Chính vì vậy nếu bạn dùng phương pháp chiết cành thì cây khó sống được. Muốn trồng cây Duối thì bạn có thể tiến hành các bước như sau:

  • Bước 1: Đào lấy bầu xung quanh gốc cây sau đó tìm rễ cọc của cây Duối. Tùy theo cây Duối to hay nhỏ mà bạn có thể đào bầu đất xung quanh theo diện tích to hay nhỏ.
  • Bước 2: Bạn tiến hành dùng kéo để cắt các rễ con đi và nhớ là không nên cắt rễ cọc. Bạn tiến hành cắt các rễ câu, cách nhành không cần thiết.
  • Bước 3: Bạn dùng bao nilon để quấn quanh gốc cây sau đó cho đất vào. Nếu muốn có hiệu quả thì tốt nhất bạn nên trộn đất cùng với cát và phân bò.
  • Bước 4: Để cây ở nơi thoáng mát, đủ ẩm và tưới nước cho cây hàng ngày. Khoảng một tháng sau khi trồng thì bạn có thể cắt rễ cọc và tiến hành cho vào chậu cảnh.

Chăm sóc cây Duối

Duối là một loại cây rất ưa nước. Nó có thể sống và phát triển rất mạnh chỉ cần có nước (thậm chí không cần bón phân). Cây này không chịu được khô hạn, khi đất bị khô, cây suy kiệt rất nhanh. Trừ một số cây nếu trồng trong chậu cạn rồi dần dần làm cho nó thành duối cạn (nó sẽ có khả năng chịu khô tốt hơn).

Do đó, để cây phát triển tốt, cần chăm sóc cây như sau:

  • Loại đất: đất gì cũng được
  • Nước: Tưới nước đều, giữ ẩm cho đất (cây này có thể ngâm nước, cho bám đá rồi ngâm nước cũng được vì cây Duối có rễ khá đẹp). Tuy nhiên nếu chăm cây tốt quá lá nó sẽ rất to, nên tán không đẹp.
  • Thời gian thay chậu: Thay chậu thì cũng như các cây khác, khi mùa xuân hoặc mưa chờ lúc lá già thì sang chậu.
  • Uốn cây: Cây này khá mềm nên uốn dễ. Cây duối có mùa thay lá sẽ trơ ra toàn xương, bạn có thể uốn và cắt tỉa vào thời điểm đó. Cây đâm chồi khá mạnh.

Như vậy, có thể trồng cây Duối trước nhà ở bất kỳ vị trí nào mà không ảnh hưởng đến hoạt động của mọi người. Khi chăm sóc nên để ý tới nước vì cây ưa nước, không cần bón phân nhiều.

5/5 - (4 bình chọn)
Share.

Comments are closed.