Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bên cạnh các loại cây quen thuộc như cây lan ý, cây lưỡi hổ, cây vạn niên thanh,… nhiều người chọn trồng cây chuối cảnh trong nhà. Tán lá rộng và dày của nó thể hiện sự đầy đủ, sung túc, mang đến điều may mắn cho gia đình.

Có nên trồng cây chuối cảnh trong nhà không? Trồng có tốt không?

Chuối cảnh hay còn được gọi là cây Đại Phú Gia, thuộc họ thiên điểu. Không giống với các cây chuối thông thường chuối cảnh chỉ cao tầm 1m đến 1m2. Tàu lá chuối hình bầu dục trải dài, mọc thành từng tầng, nghiêng ra ngoài như những cánh quạt ba tiêu rất đẹp. Lá có màu xanh thẫm, bẹ lá ôm sát vào thân cây nhìn gần thấy rõ các đường gân.

Chậu cây chuối nhỏ trang trí bàn làm việc
Chậu cây chuối nhỏ trang trí bàn làm việc

Nhiều người trồng cây không chỉ là thú vui mà còn do mệnh phong thủy. Cây chuối cảnh có ý nghĩa mang lại nhiều tài lộc, sự may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, đặt chậu cây này trong nhà còn có thể thanh lọc không khí, điều hòa nhiệt độ, loại bỏ chất độc, đặc biệt là khi tình trạng ô nhiễm ở đô thị hiện nay đang ở mức báo động.

Cùng với đó, nhiều người ưa chuộng và chọn trồng chuối cảnh vì nó giúp gia chủ luôn bình an, mang lại may mắn và tài lộc. Cây chuối sinh sôi và phát triển nhanh là biểu trưng cho sự dồi dào, sung túc, mang lại vận khí tốt cho gia chủ.

Có thể trồng chuối cảnh kết hợp với các loại cây cảnh khác trong gia đình
Có thể trồng chuối cảnh kết hợp với các loại cây cảnh khác trong gia đình

Với những lợi ích và ý nghĩa phong thủy ở trên, nếu bạn thích loài cây này, có thể trồng làm cảnh trong nhà. Tuy nhiên, cây chuối ưa bóng râm, ưa ẩm nhưng quá nhiều nước sẽ gây ngập úng. Vì vậy, khi trồng và chăm sóc chuối cảnh cần lưu ý việc tưới nước hợp lý.

Có nên trồng cây chuối cảnh sau nhà không?

Theo phong thủy, nếu trồng cây sau nhà nên chọn cây có tán lá dày rậm và trồng ở những vị trí chắn gió Bắc và gió Đông Bắc. Hai hướng này có gió lạnh thổi tới không tốt cho phong thủy nên cần có vật che chắn. Như vậy, vừa có tác dụng trấn trạch lại vừa tạo nên thế Huyền Vũ cho ngôi nhà.

Theo quan điểm này, cây chuối là cây trồng phù hợp. Chuối có tán lá rộng, tác dụng che chắn tốt. Hơn nữa, chuối còn rất dễ trồng với những tán lá xanh mướt tượng trưng cho sự tốt tươi, may mắn. Một chậu chuối cảnh sau nhà sẽ là sự lựa chọn dễ dàng và phù hợp với hầu hết mọi gia đình, nhất là những gia đình ở chung cư, không có diện tích đất trồng rộng rãi.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

Trồng và chăm sóc cây chuối cảnh như thế nào?

Chuối cảnh thường được trồng từ hạt, cách trồng  và chăm sóc chuối cảnh như sau:

Chuẩn bị trước khi trồng

  • Đất trồng: Sử dụng đất bùn có bán sẵn ở cửa hàng cây cảnh hay các loại đất phù sa, thịt nhẹ giàu dinh dưỡng để dễ dàng thoát cấp nước.
  • Chọn chậu: Chọn chậu theo kích thước cây. Cây chuối cảnh cao từ 1 – 1.2m nên chọn chậu dáng cao, miệng to, đường kính nhỏ nhất là 25×25 cm. Về màu sắc chậu, vì cây có màu xanh lục thẫm nên chọn bình trắng hay không có họa tiết để tăng độ thanh lịch sang trọng.
  • Vị trí trồng: Chuối cảnh ưa thích nhiệt độ từ 20 – 32 độ C, cây chuối mini thì sống được trong khoảng 15-45 độ C. Nếu bạn thấy cây trồng đang bị “cớm nắng” thì hãy mang chúng ra ngoài trời, ban công nơi có nhiều ánh sáng để cây trở lại bình thường.

Kỹ thuật trồng cây chuối cảnh bằng cách gieo hạt

Hạt giống cây chuối sau khi mua về bạn ngâm với nước ấm 40 độ C trước 2 đến 3 ngày trước khi gieo trồng. Đeo găng tay, xới đất xuống 6mm rồi gieo hạt, tưới nước. Trước khi cây mọc lên bạn đặt chậu ở nơi có ánh sáng, tưới nước hàng ngày.

Để chuối nảy mầm cần 4-6 tuần, nếu điều kiện không thuận lợi có thể 60 ngày. Khi cây lớn rất dễ chăm sóc nên bạn chỉ cần kiên nhẫn khi bắt đầu trồng thôi.

Khi hạt nảy mầm thì để phát triển cần ít nhất 8 giờ ánh sáng, bạn hãy để cây ở bên ngoài trời hoặc chiếu đèn nhân tạo nếu để trong nhà. Tưới nước 2 lần 1 ngày, tưới đầy đủ nhưng nếu nhiều quá cây sẽ bị úng, hỏng rễ và chết.

Cách chăm sóc cây chuối cảnh

Tưới nước: Cần tưới nước nhiều cho cây vì tán lá cây rộng, sẽ khiến nước dễ bị bay hơi. Tuy nhiên, tránh tưới quá nhiều vào phần rễ vì sẽ khiến cây bị bật gốc.

Bón phân: Định kỳ 2 lần 1 tuần sẽ giúp cây phát triển tốt. Trước khi bón phân, nên đưa cây ra ngoài ánh sáng 1 ngày để cây quang hợp. Chuối cảnh cần 500gr phân hữu cơ vi sinh mỗi lần bón. Ngay khi bón phân xong bạn phải thay đất trên bề mặt và tưới nước thật đẫm.

Lưu ý: Tuyệt đối không tưới nước chè hay nước bẩn vào gốc cây.

Cách phòng và chữa bệnh

Cách phòng và chữa một số bệnh hay gặp như sau:

  • Bệnh vành khuyên trắng: Bệnh này sẽ gây hại đến phần cổ thân và rễ cây, làm cho cây bị thối, nhũn. Để phòng tránh, nên dùng Futanin 50% phun toàn bộ lên cây.
  • Vi khuẩn Xanthomonas: Bạn có thể sử dụng Streptomycin, Starner và Oxytetracycline xử lý đất và phun vào cây để cây có thể chống chọi lại bệnh tật.
  • Rệp và côn trùng: Chúng hút chất dinh dưỡng của mầm, lá non, khiến cây biến dạng và không thể phát triển. Để xử lý, bạn có thể dùng Karate 2,5EC hay Ofatox 400WP xịt vào cây.
  • Nhện đỏ: Chúng sẽ làm lá chuối bị cháy, héo và rụng từ từ. Lúc này, bạn dùng Pegasus 50EC để phun cây.

Khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, bạn có thể đặt cây chuối ở ngoài sân hoặc trong nhà. Khi mùa đông tới, hãy để chuối ở trong nhà để “tránh rét”.

Cây chuối cảnh đẹp, có nhiều lợi ích phong thủy và dễ trồng, dễ chăm sóc nên rất phù hợp trồng làm cảnh trong nhà. Bạn nên trồng cây chuối cảnh đặt trong phòng khách để trang trí hoặc đặt sau nhà.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.