Không chỉ đơn giản, dễ chơi, đua ngựa còn mang đến những lợi ích tuyệt vời cho các bé mà ít ai biết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách tổ chức trò chơi đua ngựa dành cho các bé ở độ tuổi mầm non.
Nội dung trong bài này
1. Trò chơi Đua ngựa có từ khi nào?
Đua ngựa là trò chơi dân gian có từ rất lâu, được truyền lại qua nhiều thế hệ. Không ai rõ trò chơi này chính xác có từ khi nào, du nhập từ đâu. Từ Nam ra Bắc, ở bất cứ đâu bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của trò chơi này.
2. Lứa tuổi thích hợp với trò chơi
Trò chơi đua ngựa thích hợp với mọi lứa tuổi. Các bé trong khoảng từ 4 – 5 tuổi (độ tuổi đi học mầm non) sẽ được ba mẹ hoặc cô giáo tập cho chơi trò chơi này.
3. Số lượng người chơi đua ngựa
Đua ngựa là một trò chơi tập thể và không giới hạn số lượng người chơi. Càng đông các bé tham gia thì trò chơi càng trở nên thú vị. Thông thường người chơi sẽ được chia làm 2 đội để tiến hành thi, tăng thêm sự gay cấn cho trò chơi.
4. Nên chơi đua ngựa ở không gian nào?
Đua ngựa là một trò chơi vận động khá nhiều nên cần một không gian rộng rãi, bằng phẳng. Không gian tốt giúp các bé hoạt động thoải mái hơn, không bị gò bó. Một số địa điểm như công viên, khoảng đất trống sân chơi là những địa điểm khá lý tưởng cho trò chơi đua ngựa.
5. Hướng dẫn cách chơi trò đua ngựa
Chuẩn bị:
- Bạn cần chuẩn bị 2 – 4 đoạn tre (hoặc gỗ) dài 0,6 – 1m, trên một đầu có gắn miếng bìa cứng cắt theo hình đầu ngựa để giả làm “ngựa”.
- Lá cờ làm mốc.
Luật chơi:
Các đội sẽ cùng nhau xuất phát sau hiệu lệnh “Bắt đầu” của người quản trò. Lần lượt mỗi thành viên trong đội sẽ thực hiện trò chơi. Đội nào hoàn thành trước và không phạm quy sẽ thành chiến thắng.
Cách chơi:
- Kẻ một vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 6 – 7m cắm 2 – 4 lá cờ nhỏ hoặc làm dấu bằng một vật nào đó, để học sinh biết phải chạy đến đó rồi mới chạy vòng về. Số mốc đó tương đương với số “ngựa” đã chuẩn bị.
- Tập hợp các bé thành 2 – 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, mỗi hàng thẳng hướng với một lá cờ. Bé đứng trên cùng của mỗi hàng cầm một “ngựa” (gậy).
- Cách cầm “ngựa” như sau : hai tay nắm lấy gậy, gần sát bờm ngựa (phần dưới của miếng bìa giả làm đầu ngựa) cho đầu “ngựa” chếch lên cao hướng về trước, đầu gậy kia chếch xuống đất hướng ra sau.
- Bé sẽ dùng 2 đùi kẹp lấy “ngựa” giả làm người cưỡi ngựa. Không để đầu gậy chạm đất.
- Khi có lệnh chơi, từng em một “Cưỡi ngựa” phi nhanh về trước theo cách giậm nhảy bằng hai chân để bật người lên cao – về trước, rồi rơi xuống ở tư thế chân trước chân sau, hai đùi vẫn kẹp lấy “ngựa”.
- Động tác cứ tiếp tục như vậy cho đến cờ (mốc) thì phi vòng quay trở lại vạch xuất phát, rồi trao “ngựa” cho bạn số 2 và đi về đứng ở cuối hàng. Người số 2 tiếp tục phi ngựa như người số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết.
6. Những lợi ích khi bé chơi đua ngựa
Tham gia trò chơi giúp các bé rèn luyện được cho bản thân tính nhạy bén, nhanh nhẹn và cẩn thận. Trò chơi cũng sẽ giúp các bé gia tăng sự đoàn kết trong quá trình chơi.
7. Những điều cần chú ý khi chơi đua ngựa
Khi tham gia trò chơi, bạn và các bé cần chú ý một số lưu ý dưới đây:
- Tránh chơi trò chơi ở khu vực nơi công cộng để tránh gây ồn, khó chịu cho người xung quanh.
- Hướng dẫn và dặn dò các bé sử dụng gậy đúng cách, không dùng gậy để trêu đùa để tránh xảy ra thương tích.
- Nên để bé mang giầy khi chơi để đảm bảo sự an toàn cho bé
Trên đây là cách hướng dẫn tổ chức trò chơi đua ngựa cho trẻ. Để bé có thể rèn luyện và phát huy tốt khả năng của bản thân, ba mẹ, thầy cô nên tham gia chơi cùng với con. Cha mẹ, thầy cô hãy nhớ hướng dẫn hoặc tổ chức cho con trò chơi này để con có tuổi thơ đáng nhớ với nhiều ký ức ngọt ngào nhé!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm các trò chơi vận động khác cho các bé như: