Ném còn là trò chơi dân gian hấp dẫn của dân tộc Thái. Cứ mỗi dịp Tết hay lễ hội, trò lại được tổ chức trong không khí náo nhiệt, vui tươi. Cách tổ chức trò chơi này sẽ được hướng dẫn dưới đây.
Nội dung trong bài này
1. Nguồn gốc trò chơi ném còn
Ném còn là trò chơi dân gian có từ lâu đời của dân tộc Thái. Không ai biết rõ trò chơi có từ bao giờ và do ai nghĩ ra nhưng từ xưa đến nay, ném còn vẫn là trò chơi hấp dẫn nhất mà dân tộc Thái vẫn luôn gìn giữ.
Trò chơi thường được tổ chức trong các dịp lễ hội, đặc biệt là những lễ hội trọng đại như hội lồng tồng (hội xuống đồng), hội xên bản xên mường (cúng bản cúng mường) hay vào dịp tết cổ truyền. Vào những dịp này, trai gái thi nhau nô nức tham gia chơi ném còn, tạo nên một không khí hết sức náo nhiệt và vui vẻ.
2. Lứa tuổi, giới tính phù hợp để chơi
Trò chơi phù hợp với độ tuổi thanh thiếu niên, từ 10 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, các bé dưới 10 tuổi vẫn có thể chơi trong một tập thể với sự hướng dẫn của người lớn.
3. Số lượng người thích hợp để chơi ném còn
Không giới hạn số lượng người chơi, có thể tổ chức chơi cho cả lớp.
4. Có thể chơi ném còn ở đâu?
Nên chơi trò chơi này ở một không gian rộng như sân trường hoặc một sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ.
5. Hướng dẫn cách chơi ném còn
Chuẩn bị
- Đích đứng cao 1,5m, phía trên có một vòng tròn với đường kính 30 – 40 cm.
- Quả còn nhỏ dùng cho trẻ: 70 quả, 04 chiếc rổ đựng quả còn.
- 06 vòng thể dục.
- Trang phục dân tộc (nếu có)
Luật chơi
Mỗi lượt chơi, người chơi được ném một quả còn, quả còn ném ra ngoài vòng tròn là không được tính điểm. Đội nào ném được nhiều quả còn vào vòng là đội đó thắng cuộc.
Cách chơi
- Chia các em thành 2 đội, xếp thành 2 hàng ngang và đứng đối diện nhau ở dưới vạch xanh.
- Một người đứng ở đầu hàng và khi có hiệu lệnh “Trò chơi bắt đầu” thì từ đầu hàng đi đến vạch xuất phát và để đi đến được điểm ném còn, người đó phải bật nhảy liên tục qua 3 vòng bằng 2 chân thật nhẹ nhàng và khéo léo.
- Đến nơi cầm một quả còn ở trong rổ bằng tay phải, chân trái bước lên, mắt nhìn thẳng vào đích và tay cầm quả còn đưa lên cao và ném thẳng vào đích sao cho quả còn chui vào vòng tròn ở trên cột. Sau đó chạy về cuối hàng đứng.
- Bạn tiếp theo lên thực hiện bật, ném tiếp cứ lần lượt như vậy cho đến hết hàng.
6. Ý nghĩa của trò chơi ném còn
- Trẻ có kỹ năng sử dụng phối hợp các bộ phận trên cơ thể và phát huy các tố chất vận động như: nhanh, mạnh, bền, khéo để tham gia trò chơi vận động.
- Trẻ thực hiện tốt kỹ năng vận động bật, ném, biết phối hợp giữa đôi mắt và tay của trẻ trong quá trình ném.
- Trẻ yêu thích và chia sẻ niềm vui với bạn bè, thường xuyên chơi các trò chơi dân gian không chỉ thỏa mãn nhu cầu vui chơi mà còn giúp phát triển thể chất và để duy trì nét văn hóa của quê hương, đất nước.
7. Những điều cần lưu ý khi chơi trò chơi ném còn
- Trò chơi nên được tổ chức dưới sự chỉ đạo của người lớn và đồng thời làm quản trò để trò chơi diễn ra suôn sẻ nhất.
- Trẻ cần được phổ biến kỹ lưỡng về luật chơi vì trò ném còn khá khó và phức tạp.
- Không gian chơi cần bằng phẳng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin thú vị và bổ ích về cách tổ chức trò chơi ném còn.
Ngoài ra, để các bé có thể đa dạng trò chơi, người lớn có thể hướng dẫn bé thêm các trò khác như: