Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Vào ngày tết, cây đào rực rỡ khoe sắc trước cửa nhà mang đến sự tươi vui cho không gian. Thế nhưng nếu xét về phong thủy thì có nên trồng cây đào trước cửa nhà hay không?

Có nên trồng cây đào trước cửa nhà hay không?

Về phong thủy

Theo phong thủy, cây đào là cây hội tụ tinh hoa ngũ hành, có khả năng xua đuổi bạch quỷ đem lại cuộc sống bình an, yên lành cho gia chủ. Đặc biệt các gia đình có con cái đang trong độ tuổi đi học hoặc có con nhỏ nên trồng đào trước cửa nhà để con cái thông minh, ngoan ngoãn, gia đình êm ấm, hạnh phúc.

Sắc đỏ, sắc hồng của hoa đào cũng là điềm báo may mắn, an khang trong năm mới. Các thế đào khác nhau cộng thêm đường nét chắc khỏe và sự chai sần của vỏ cây cũng mang lại nhiều điều tốt lành khác nhau cho gia đình.

Ngoài ra, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi và nảy nở. Dự báo trong năm mới làm ăn sung túc, đủ đầy, cho mọi người sức khỏe vạn sự như ý.

Đào là loại cây hội tụ tinh hoa ngũ hành
Đào là loại cây hội tụ tinh hoa ngũ hành

Về thẩm mỹ

Không chỉ mang ý nghĩa phong thủy, việc trồng cây hoa đào trước cửa nhà còn giúp tô điểm không gian sống thêm tươi mới, rực rỡ. Vào ngày tết, sắc đào phai hồng phớt hay sắc đào đỏ ngọc bích nổi bật trên nền lá xanh làm cho ngôi nhà đầy sức sống. Sẽ khó có ai rời mắt được trước cây đào nhiều nụ nhiều hoa khoe sắc trong tiết trời xuân lành lạnh. Có cây đào, trước hiên nhà cũng sẽ bớt trống trải hơn, tạo cảm giác quây quần và đầm ấm.

Trồng đào trước nhà tạo cảm giác quây quần và đầm ấm
Trồng đào trước nhà tạo cảm giác quây quần và đầm ấm

Kết luận: Mang ý nghĩa tốt về mặt thẩm mỹ và phong thủy, các gia đình nếu có điều kiện Nên trồng cây đào trước cửa nhà để làm đẹp không gian, đón lộc vào nhà, mang đến nhiều may mắn, sức khỏe, bình an.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

Cách trồng và chăm sóc cây đào trước nhà

Tùy vào sở thích, điều kiện, bạn có thể trồng cây đào trong chậu hoặc trồng trực tiếp ở đất trước hiên nhà. Thông thường ở các thành phố do diện tích đất hạn hẹp thì trồng cây đào trước cửa nhà bằng chậu được áp dụng nhiều hơn.

Chuẩn bị trồng:

Để trồng cây đào trước cửa nhà, bạn cần tiến hành chuẩn bị:

  • Đất trồng: Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, có thể trộn phân chuồng đã được ủ hoai mục để tăng độ màu mỡ cho đất.
  • Chậu trồng: Chọn chậu xi măng hoặc đất, nhựa kích thước lớn 1 chút, dưới đáy chậu có lỗ thoát nước. Đối với các gia đình trồng trực tiếp xuống đất thì không cần chậu, bạn đào hố với chiều rộng, chiều sâu phù hợp kích thước cây đào là được.
  • Cây đào: Chọn cây đào mà mình ưng ý ở các cửa hàng cây cảnh, hoa cảnh…

Tiến hành trồng:

  • Đặt cây đào giống nằm dọc trên tay thuận của người trồng, sau đó dùng tay còn lại bóc bỏ túi bầu, đặt cây vào chính giữa hố/ giữa chậu. Lưu ý cần đặt cây đào giống ngay ngắn sau đó lấp đất lại.
  • Dùng cuốc, xẻng vun đất xung quanh gốc cây, dùng tay ấn nhẹ đất phía xung quanh bầu cây làm cho cây không bị đổ khi tưới nước. Lấp đất cao đến phần cổ rễ của cây đào giống.
  • Sau khi trồng xong chúng ta phải tiến hành chống cọc cho cây khỏi bị đổ. Việc chống cọc phải được tiến hành ngay sau khi trồng. Sau khi trồng nên tiến hành tủ gốc để giữ ẩm cho cây bằng rơm, rạ, cỏ mục.

Cách chăm sóc cây đào trồng trước cửa nhà

Trong vài ngày đầu sau trồng, cần thường xuyên tưới nước cung cấp độ ẩm cho đào phát triển, trung bình tưới 2 lần/ngày. Sau khoảng 20 ngày trồng thì bón phân cho cây. Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá các bạn có thể dùng luân phiên các loại thuốc Regent 800WG, Sokupi… Nếu chậu hoa đào của bạn có dấu hiệu lở cổ rễ hay đốm lá thì cần dùng Anvil 10EC hat Penac P. Cây đào cũng có thể bị rệp sáp làm hại, các bạn có thể dùng Supracide để phòng trừ.

Cách để đào ra hoa đúng dịp tết

Gần như 100% người trồng đào đều mong muốn có thể trồng đào nở hoa đúng dịp Tết để chưng tết. Tuy nhiên để làm được điều này thì phải có một số kỹ thuật nhất định. Dưới đây là vài mẹo để đảm bảo hoa đào nở đúng dịp Tết.

Bạn cần tiến hành thao tác “thiến” đào. Theo kinh nghiệm dân gian và theo các chuyên gia thì thường “thiến” đào vào tháng 8 âm lịch, bằng cách: Dùng dao sắc cắt bỏ một khoanh vỏ thân ở dưới chỗ phân cành; sau đó một tuần, lá đào sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang vàng nhạt và hơi rủ xuống. Nếu lá vẫn xanh tươi, thì tiếp tục cắt thêm một khoanh vỏ nữa. Sau khi bóc vỏ xong, cần dùng túi nilon cuốn che bên trên vết khoanh, buộc chặt để nước mưa không đọng chỗ vỏ bị khoanh làm thối vỏ.

Tiếp theo, từ đầu tháng 10 âm lịch, bà con cần hạn chế bón các loại phân bón có hàm lượng nitơ cao. các chuyên gia cũng lưu ý thêm từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, bà con nên dừng bón phân vào gốc đào và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá.

Song song với việc khoanh hãm đào, bà con nên tuốt lá trước thời điểm sắp đến Tết âm lịch 2 tháng. Thời gian tuốt lá tuỳ thuộc vào năm nhuận hay năm thường, hay thời tiết trong từng năm hoặc là sức sinh trưởng của cây nữa. Nếu tuốt bằng tay cần thận để không làm mất phần chân lá dính vào cành, làm như vậy sẽ mất mầm hoa. Với đào thế, bà con nên đánh cây và trồng cây trước khi tuốt lá 1 – 2 tháng. Đó là cách làm hoa đào nở đúng dịp Tết.

Góc chia sẻ: Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thảo dược tự nhiên tốt cho sức khỏe, bạn nên tham khảo về nấm lim xanh. Tìm hiểu thêm thông tin và mức giá tại bài Giá bán nấm lim xanh.

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.