Trước nhà là vị trí phong thủy nên nếu muốn trồng cây gì bạn cần phải suy xét, tính toán thật kỹ. Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc có nên trồng cây chay trước nhà không để bạn tham khảo.
Nội dung trong bài này
Tìm hiểu về cây chay
Cây chay là một loại cây thuộc họ dâu tằm có tên khoa học là Artocarpus tonkinensis A. Chey. Đây là loại cây đặc hữu chỉ có và sinh trưởng được ở Việt Nam và trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc bộ. Giống cây này là một loại cây thân gỗ sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 10-15m.
Cây chay được chia ra làm hai loại đó là chay đỏ (có nơi còn gọi là chay tím) và chay xanh. Thân cây có màu xám, bề mặt nhẵn, cành non có lông màu hung nâu còn cành già có màu nâu sẫm. Lá cây chay có hình bầu dục, nhẵn bóng ở mặt trên và mặt phía dưới có lông mọc so le nhau. Loài cây này thường ra hoa vào tháng 3-4 và ra quả vào tháng 7-9. Quả chay khi chín có màu vàng, ruột hồng và khi ăn vào có vị hơi chua.

Có nên trồng cây chay trước nhà không?
Hiện nay chưa có bất cứ quan niệm, ý kiến nào cho rằng nên kiêng kỵ trồng cây chay trước nhà, do vậy, nếu thích thì bạn có thể trồng loại cây này. Khi trồng cây chay trước nhà, gia chủ nhận được 1 số lợi ích như sau:
- Che bóng mát: Cây chay có tán lá rộng nên che bóng mát tốt. Vào mùa hè trồng cây chay trước nhà có tác dụng thanh lọc không khí, giảm nóng bức, điều hòa không khí…
- Làm cảnh: Với những cây chay đẹp sẽ làm tăng vẻ đẹp cho không gian ngôi nhà của bạn.
- Ăn quả: Đương nhiên khi trồng cây chay, bạn có thể được tận hưởng hương vị ngon tuyệt của quả chay. Quả chay khi chín có vị chua chua ngọt ngọt thanh mát, có thể làm sinh tố rất ngon. Còn đối với quả xanh có thể dùng để chế biến những món ăn cực kì ngon miệng như cá kho quả chay, cua đồng kho quả chay, canh cá chua cùng quả chay.
- Làm thuốc: rễ, vỏ và cả quả đều là những thành phần của rất nhiều bài thuốc trong y học cổ truyền Việt Nam. Thậm chí, Viện hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam đã thiết lập nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm toàn diện về những ứng dụng trong y học hiện đại của cây chay Bắc bộ để chữa trị các bệnh lý về xương khớp như chữa trị thoát vị đĩa đệm, điều trị bệnh thoái hóa cột sống, chữa trị thoái hóa đốt sống cổ, điều trị thần kinh tọa, Lupus, nhược cơ,…
Các nhà khoa học chỉ ra rằng 4 loại hoạt chất rất hiếm có trong cây Chay là: Maesopsin, Alphitonin, Kaempferol, Artonkin có tác dụng gây ra ức chế miễn dịch và chống viêm rất mạnh.

Những lưu ý khi trồng cây chay trước nhà?
Khi trồng cây chay trước nhà, bạn cần chú ý một số điều sau:
Thường xuyên tỉa tót cành lá cây chay, không để cành lá um tùm bởi chúng sẽ che khuất ánh sáng chiếu vào nhà, làm cho ngôi nhà bị thiếu sáng, tối tăm, thiếu dương khí,… như thế sẽ không tốt cho gia chủ.
Khi trồng cây chay không nên trồng chắn giữa cửa mà nên trồng lệch sang bên trái hoặc phải ngôi nhà để đảm bảo cân đối và hài hòa.
Không để cây chay trước nhà bị khô hay chết, như vậy gia chủ sẽ phải chịu những điều không hay. Nên cần phải chăm sóc cây tốt, giữ cho cây luôn xanh tươi, sinh trưởng tốt. Nếu cây chết thì phải nhanh chóng chặt đi và trồng thay thế cây khác vào.
Hướng dẫn cách trồng cây chay
Chuẩn bị:
- Cây chay giống (mua ở các cửa hàng cây ăn quả giống…)
- Phân bón, vôi bột
- Nước
- Dụng cụ: Cuốc, xẻng…
Tiến hành trồng:
Đào hố trồng cây chay. Hố trồng cây nên được đào trước đó 1 tháng. Kích thước hố tối thiểu là 40x40x40cm. Sau khi đào xong bạn cần bón lót cho mỗi hố một lượng phân bón NPK cộng với phân Lân và vôi bột khử trùng. Trộn với đất và ủ trong 1 tháng trước khi đem cây ra trồng để tránh cây bị sốc phân và ít bị nhiễm sâu bệnh từ đất.
Khi trồng bóc túi nilon ra và đặt bầu đất vào chính giữa hố. Chỉnh hướng đứng thẳng và lấp đất đều quanh gốc cây. Dùng tay lèn chặt và có thể cắm thêm cọc để giữ hướng đứng thẳng. Trồng xong tưới nước ngay cho cây để cung cấp độ ẩm và giữ ẩm trong suốt quá trình đầu mới trồng.
Bài viết trên đã giải đáp giúp bạn thắc mắc có nên trồng cây chay trước nhà hay không. Ngoài cây chay bạn cũng có thể tham khảo một số cây phong thủy khác có ý nghĩa tốt để trồng trước nhà như: cây hoa giấy, cây vạn tuế, cây hoa sứ…