Nên chơi gì với con? Có phải đồ chơi nào con cũng thích? Đừng vội đưa cho con món đồ công nghệ nào giúp con giải trí. Hãy thử tham khảo trò chơi cờ lúa ngô vừa giúp con phát triển trí thông minh, vừa tăng gắn kết giữa bố mẹ và con sau đây.
Nội dung trong bài này
1. Nguồn gốc của trò chơi cờ lúa ngô
Cờ lúa ngô được biết đến là trò chơi dân gian thiên về trí tuệ cho các bé ở độ tuổi phát triển. Cờ lúa ngô là trò chơi dân gian lâu đời, được hình thành thông qua quá trình lao động của người dân Việt. Rất khó để nói được nguồn gốc và thời gian ra đời của trò chơi dân gian nói chung cờ lúa ngô nói riêng. Nhưng qua những trò chơi dân gian, thế hệ sau thấy được một phần đời sống sinh hoạt, lao động của nước Nam ta từ những thế kỷ trước.
2. Số lượng người chơi cờ lúa ngô
Giống như những loại cờ khác của dân tộc, cờ lúa ngô cần 2 người chơi. Và hai người sẽ phân thắng bại với nhau qua những nước đi. Nếu đông bé tham gia chơi, người quản trò có thể tổ chức thành các nhóm cho các bé thi đấu với nhau.
3. Độ tuổi tham gia trò chơi
Cờ lúa ngô không phân biệt giới hạn độ tuổi tham gia. Ai cũng có thể tham gia chơi cờ lúa ngô. Đối với các bé, khi lên tiểu học sẽ được ông bà, bố mẹ hoặc anh chị em chỉ cho cách chơi trò chơi này.
4. Nên chơi cờ lúa ngô ở đâu?
Người tổ chức trò chơi có thể chọn cho các bé không gian vừa đủ, thoáng mát và sạch sẽ. Nếu đông bé tham gia có thể tìm không gian rộng hơn để tổ chức cho các bé cùng nhau tham gia chơi.
5. Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi dân gian cờ lúa ngô
Chuẩn bị:
- 2 bé tham gia (nếu nhiều bé thì người quản trò phải sắp xếp thành các nhóm cho các bé chơi).
- Khi chơi, các cô giáo hoặc người hướng dẫn sẽ chuẩn bị sẵn một bàn cờ hoặc dùng phấn, mực để vẽ bàn cờ trên một mặt phẳng.
- Bàn cờ chơi cờ lúa ngô bao gồm hai hình chữ nhật đặt chồng lên nhau, một hình đặt nằm dọc và một hình nằm ngang.
- Ngoài bàn cờ, trò chơi cờ lúa ngô cần 8 quân cờ gồm 4 quân trắng và 4 quân đen (có thể thay thế các quân cờ bằng những hạt đậu với 2 màu phân biệt rõ ràng)
Luật chơi:
- Cho 2 bé oẳn tù tì, bé nào thắng sẽ có quyền đi nước trước
- Mỗi bên vào mỗi lượt chơi sẽ được đi quân một lần, sau đó sẽ luân phiên nhau đi.
- Đi lần lượt theo đường kẻ, mỗi góc và mỗi điểm cắt trên bàn cờ được tính là một bước đi.
- Khi nào 1 trong 2 bạn bắt được hết quân của đối phương trước thì thắng cuộc.
- Ai thắng ván trước thì được đi trước ở ván sau.
Cách chơi:
- Mỗi bước đi phải đọc lần lượt các từ “lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ” và chỉ được đi vào chỗ không có quân.
- Đi cả năm bước mà bước cuối cùng nếu có quân của bạn thì được “ăn” và thế quân của mình vào chỗ của quân đó rồi đổi lượt đi cho bạn.
- Nếu đang đi mà gặp quân của bạn thì phải dừng lại và đổi lượt đi cho bạn. Nếu đi được cả năm bước mà bước cuối cùng vẫn không có quân của bạn thì vẫn phải đổi lượt cho bạn đi. Bạn kia lại nhấc một quân của mình đi theo hình vẽ…
- Mỗi bạn được đi một lần, luân phiên nhau, đến khi nào 1 trong 2 bạn bắt được hết quân của đối phương trước thì thắng cuộc.
- Sau đó, lại dàn quân chơi ván khác.
6. Những lợi ích khi tham gia trò chơi cờ lúa ngô
- Mang đến cho trẻ nhiều niềm vui khi được cùng nhau thỏa thích vui đùa, giải trí sau giờ học.
- Thông qua trò chơi, trẻ em có thể phát triển được các giác quan như thị giác, trí nhớ, giáo dục khả năng tư duy, sự nhanh nhẹn và óc quan sát.
7. Những lưu ý khi tham gia trò chơi
- Người quản trò cần quan sát kỹ, tránh các trường hợp “chơi ăn gian”.
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian.
Trên đây là những thông tin chi tiết về trò chơi cờ lúa ngô dành cho các bé. Người tổ chức trò chơi (bố mẹ, anh chị hoặc thầy cô giáo) có thể tham gia chơi cùng với con vào thời gian rảnh giúp bé cảm thấy được yêu thương và quan tâm hơn. Bên cạnh đó, người tổ chức trò chơi nên chuẩn bị một phần quà nhỏ dành cho bé khi bé thắng để khích lệ tinh thần bé trong những lần hoạt động khác.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số trò chơi dân gian chiến thuật khác như: