Việc trồng cây cối trước nhà, cây cảnh, hoa cảnh hiện nay đều được tính toán dựa trên yếu tố phong thủy. Có nên trồng dâu tằm trước nhà không là thắc mắc nhiều người quan tâm.
Nội dung trong bài này
Đặc tính của cây dâu tằm
Tên thường gọi: cây dâu còn có tên là dâu tằm, dâu cang (H`mông), tang, mạy mọn (Tày), nằn phong (Dao), tầm tang. Cây gỗ, cao 2-3 m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3).
Cây ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên. (Bãi sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình; Lâm Đồng và rải rác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long). Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7, ở Việt nam và Trung Quốc đều có Cây được trồng khắp nơi trong lấy lá nuôi tằm, làm thuốc. Cây được trồng để lấy lá nuôi tằm, quả nấu rượu và làm thuốc.
Có nên trồng cây dâu tằm ở trước nhà không?
Trồng cây dâu tằm trước nhà có tốt không? Đây là thắc mắc rất nhiều người quan tâm.
Theo các chuyên gia phong thủy, cây dâu tằm mang âm khí nặng, không nên trồng trước nhà. Đây là vị trí nhiều người đi lại, thu hút các luồng khí tốt vào nhà. Nếu trồng cây dâu tằm trước nhà, nó sẽ thu hút khí xấu và tà ma vào nhà bạn, mang đến những điều không may mắn. Ngoài ra, còn có một số quan niệm dân gian khác như sau:
Thứ nhất, tên của cây dâu tằm trong tiếng Hán đọc là “tang” khiến nhiều người liên tưởng đến sự tang tóc và chết chóc. Với ý nghĩa như vậy nên hầu hết các nhà phong thủy học đều đánh giá loài cây này là loài cây mang lại những điều không may.
Thứ hai, liên quan đến một số điển cố ở Trung Quốc. Các điển cố này đều chỉ ra rằng cây dâu là loài cây không tốt lành:
- Sách Hán thư có viết về một tích ở nước Vệ có bãi dâu ven sông Bộc, trai gái gần đó thường tới tụ tập hát những câu không đứng đắn. Vì vậy, cây dâu gắn liền với những nơi không tốt đẹp, không sạch sẽ. Sự tích này cũng được Đại thi hào Nguyễn Du từng nhắc đến trong Truyện Kiều: “Ra tuồng trên Bộc trong dâu – Thì con người ấy ai cầu làm chi”.
- Sách Sưu thần ký ở Trung Quốc cũng có ghi: một người tên là Bào Viên nhà nghèo khổ lại bệnh tật quanh năm. Người này mời thầy bói về để xem một quẻ. Thầy phán ngôi nhà phong thủy có vấn đề, phía Đông Bắc có cây dâu lớn, phải chặt cây dâu này đi mới khỏi được bệnh.
Ngoài ra, có thể bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:
Trồng cây dâu tằm trong nhà có tốt không?
Tương tự như trồng cây dâu tằm trước nhà, việc bạn trồng cây dâu tằm trong nhà cũng sẽ dễ thu hút tà khí, âm khí vào nhà, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, hạnh phúc và việc làm ăn của gia chủ. Hơn nữa cây dâu tằm ưa sáng, cần được trồng ngoài trời mới phát triển tốt, trồng trong nhà cây dễ chết, điều này lại càng phạm lỗi phong thủy. Nhìn chung việc trồng cây dâu tằm trong nhà không tốt, bạn nên tìm các loại cây cảnh khác mang ý nghĩa tốt đẹp để thay thế.
Nên trồng cây dâu tằm ở đâu? Trồng cây dâu tằm sau nhà được không?
Trồng cây dâu tằm trước nhà là cấm kỵ nhưng nếu trồng sau nhà sẽ không bị phạm vào phong thủy. Tùy vào từng thế đất khác nhau, có những lúc thầy phong thủy còn khuyên gia chủ nên trồng cây dâu tằm sau nhà sẽ giúp gia chủ có phong thủy tốt hơn.
Có thể bạn cũng biết cây dâu tằm thường được mọi người sử dụng để trừ tà ma. Vì cây mang âm khí nặng, các pháp sư sử dụng nó để đuổi các tà ma yếu khác. Không ít gia đình trồng cây dâu tằm để trừ tà, trấn giữ, đuổi tà ma.
Đồng thời, theo phong thủy cây trồng sau nhà:
- Nên chọn những cây có tán lá dày rậm và trồng ở những vị trí chắn gió Bắc và gió Đông Bắc. Như vậy, vừa có tác dụng trấn trạch lại vừa tạo nên thế Huyền Vũ cho ngôi nhà.
- Khác với cây trồng trước nhà, cây trồng sau nhà cần có tán lá dày giúp bao bọc phía sau tạo thế Huyền Vũ (một trong tứ linh). Về việc các bạn trồng để chắn được gió bắc và đông bắc vì theo quan niệm phong thủy hai hướng này có gió lạnh thổi tới không tốt cho phong thủy nên cần có vật che chắn sẽ tốt hơn.
Như vậy, cây dâu tằm đáp ứng đúng yêu cầu của cây phong thủy trồng sau nhà. Nó có cành lá tươi tốt rậm rạp, thêm ý nghĩa đuổi tà ma. Bạn nên trồng cách xa ngôi nhà khoảng 2 đến 3 mét, trồng thành hàng rào để bảo vệ ngôi nhà.
Cách trồng cây dâu tằm bằng cành
Chuẩn bị trước khi trồng
Dụng cụ trồng: Nếu cây trồng chậu thì cần chậu lớn, kích thước phù hợp với cây, chậu có thể thoát nước tốt. Sử dụng dụng cụ làm vườn như kìm bấm cành, bình xịt nước lớn, xẻng,….
Đất trồng: Dâu tằm là loại cây ưa ánh sáng và có khả năng thích ứng tốt với nhiều loại đất. Tuy nhiên, để có năng suất, chất lượng quả tốt nhất cần chọn đất có độ pH từ 6,5 – 7. Cây dâu chịu mặn kém, ở những nơi có độ mặn thấp < 0,2% cây sinh trưởng tốt. Độ mặn ≥1% cây sẽ chết.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7–10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh trong đất.
Cành giâm: Chọn cành bánh tẻ có tuổi trên 8 tháng từ những cây dâu sai quả, quả ngọt, mọng nước nhất.
Tiến hành giâm cành như sau:
Cắt cành giâm thành từng đoạn từ 18 – 20cm, mỗi đoạn phải có ít nhất 2 mắt, chặt cách mắt từ 0,5 tới 1cm. Nếu trồng nhiều bạn có thể tiến hành nhúng cành dâu vào thuốc kích thích ra rễ cho tỉ lệ nảy mầm cao.
Sau đó tiến hành cắm cành dâu vào đất đã chuẩn bị sẵn hoặc vào hom rồi tưới đẫm nước. Hàng ngày chú ý tưới đủ ẩm cho đất để cành dâu nhanh bén rễ.
Cách trồng cây dâu tằm bằng cành
- Đào hố 40cm x 40cm x 40 cm. Đáy hố bón lót bằng phân hữu cơ, lấp đất đầy miệng hố và cắm hom. Sau khi trồng xong, tiến hành tưới nước bằng vòi phun nhẹ cho cây dâu. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể mua cây giống dâu bán sẵn ở các cửa hàng bán cây giống.
- Sau khi cành giâm được từ 30 – 45 ngày bạn có thể tiến hành tách bầu rễ cây ra trồng vào chậu. Đối với cây con mua sẵn tại vườn thì về bạn bóc bỏ vỏ hom sau đó trồng cây vào bồn, lấp đất kín hom. Chú ý tưới đẫm nước cho cây nhanh bén rễ.
- Sau khi trồng cây khoảng 15 – 20 ngày cây đã bén rễ bạn tiến hành bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ hoặc hòa phân lân với nước rồi tưới. Cứ khoảng 1 – 2 tháng bạn lại tiến hành bón thúc và nhổ cỏ, vun gốc cho cây dâu một lần.
Chăm sóc cây dâu tằm
Đối với dâu tằm trồng để thu trái thì các bạn nên chú ý cắt tỉa bỏ bớt lá héo, lá già đi, để lá non có thể mọc ra lại.
- Thường xuyên tưới nước cho cây, nhất là mùa khô.
- Khoảng 15 – 20 ngày sau khi trồng, tiến hành bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Cứ khoảng 1 – 2 tháng tiến hành bón 1 đợt. Mỗi đợt bón phân kết hợp làm cỏ và vun xới cho gốc dâu.
- Nếu bạn không muốn cây cao thì nên dùng dao đứt ngang một vài chỗ không cần thiết.
- Cây thường bị bệnh bạc thau, đốm lá, cháy lá, gỉ sắt, xoăn lá nên hãy hái lá thường xuyên. Đối với các loại sâu đục thân, bọ gạo, sâu cuốn lá, sâu đo, sâu róm và các loại rầy rệp truyền bệnh virut xoăn lá, hoa lá; nếu phun thuốc trừ sâu dùng thuốc Dipterex hoặc Bi 58 tỷ lệ 1-1,5 phần nghìn. Phun sau 15 ngày mới hái lá cho tằm ăn.
Như vậy, nếu bạn muốn trồng dâu tằm, hãy trồng sau nhà, tuyệt đối không trồng cây dâu tằm trước nhà, trong nhà tránh dẫn ma quỷ vào nhà, mang đến điều xấu, không may mắn.