Trò chơi dân gian hiện nay đang ngày càng biến mất và thay vào đó là trò chơi hiện đại. Đa phần các vị phụ huynh không biết rằng, trò chơi dân gian như đánh quay lại có tác động tốt đến cho các bé. Bài viết dưới đây mang đến những thông tin về trò chơi đánh quay cho bé!
Nội dung trong bài này
1. Đánh quay có nguồn gốc từ đâu?
Đánh quay là trò chơi có nguồn gốc từ dân tộc Mông. Cứ mỗi dịp xuân về, người Mông lại tổ chức trò chơi này với quy mô lớn. Bên cạnh cái tên đánh quay được nhiều người biết, trò chơi này còn được gọi là đánh cù hoặc tẩu lù tu hoặc đánh tù lu. Hiện nay, đánh quay trở thành trò chơi phổ biến ở nhiều vùng miền từ Nam ra Bắc.
2. Số lượng người tham gia vào trò chơi đánh quay
Đánh quy không giới hạn số lượng người tham gia chơi. Bạn có thể tổ chức cho các bé thi với nhau. Ít nhất cần có 2 người tham gia vào trò chơi.
3. Độ tuổi có thể tham gia vào trò chơi đánh quay
Đánh quay là trò chơi tập thể, không giới hạn độ tuổi tham gia. Người lớn có thể tham gia cũng trẻ em. Đánh quay là trò chơi đòi hỏi nhiều kỹ thuật, do vậy, các bé ở bậc tiểu học sẽ được bố mẹ thầy cô chỉ cho chơi trò chơi này!
4. Nên chơi trò đánh quay ở đâu?
Tùy theo số lượng các bé tham gia vào trò chơi, người quản trò sẽ căn cứ vào đó để chọn địa điểm chơi. Nếu có ít bé, ta có thể cho các con chơi ở sân nhà hoặc là trong công viên. Nếu đông bé nên chọn không gian rộng như sân vận động, bãi đất trống. Tất cả những địa điểm được gợi ý ở trên cần bằng phẳng để không cản trở quá trình chơi của bé.
5. Hướng dẫn cách tổ chức trò chơi
Chuẩn bị:
- Một con quay làm từ gỗ bền. Bố mẹ có thể vào những cửa hàng văn phòng ơhâm rđể ti fmua cho bé chiếc vcfu quay.
- Một sợi dây quay được làm từ sợi có độ bền cao (sợi bện, dây đay, dây len, dây gai,…) . Chiều dài và kích thước dây phù hợp với sải tay người chơi và con quay.
- Số lượng người tham gia chơi từ 2- 5 bé. Nếu đông hơn tập hợp các bé thành các nhóm nhỏ và cho các bé thi với nhau.
Luật chơi:
- Chơi biểu diễn: những người tham gia theo hiệu lệnh cùng bỏ con quay xuống mặt sân chơi, con quay của ai quay được lâu nhất thì coi là thắng cuộc. Chơi biểu diễn còn có thể vẽ một vòng tròn trên mặt đất rồi cho con quay quay trong đó.
- Những người chơi cùng thực hiện bổ con quay, một hoặc nhiều người chơi (tùy thỏa thuận) có con quay dừng sớm nhất sẽ bị hầm, nghĩa là phải để cho những người khác bổ con quay vào con quay của mình.
Cách chơi:
- Trước khi vào cuộc chơi, hai bên cùng đồng thời văng mạnh cù của mình xuống đất để chọn bên thắng bên thua; bên thua cù quay dừng trước cù của đối phương.
- Khi chọn được bên thua thì bên thua phải văng cù của mình xuống cho bên thắng bắt đầu đánh cù, rồi lần lượt bên thua cho cù mình quay trước để từng người bên nhóm thắng dùng cù của mình văng đập chiếc cù đang quay của đối phương dưới đất
- Nếu cù của người nào dừng quay trước thì cù của người đó thua, và cứ như vậy lần lượt hết số người trong nhóm nếu thắng được đối phương thì đảo lại cho nhóm thứ nhất xuống cù trước, mà nếu nhóm thứ hai vẫn tiếp tục thua thì vẫn phải xuống trước cho đối phương tiếp tục đánh.
6. Lợi ích của bé khi tham gia vào trò chơi
- Thú chơi quay giúp các bé rèn luyện sức khỏe, độ khéo léo, tinh nhanh và phán đoán tốt.
- Rèn luyện cho các bé tinh thần đoan kết và tinh thần tập thể khi tham gia vào trò chơi.
7. Những điều lưu ý khi chơi
- Trò chơi đánh quay rất nguy hiểm đối với những ai không biết chơi hoặc mới tập chơi. Do vậy, khi con chơi bố mẹ thầy cô cần để ý bạn nhỏ để tránh xảy ra thương tích đáng tiếc cho bé
- Trước khi vào trò người quản trò cần kiểm tra nhưunx gkhu vực xung quanh khu chơi tránh có mảnh vơc của thủy tinh, mảng sành để đảm bảo khu vực chơi được an toàn
- Nhắc nhở các con không được mang củ quay đi nghịch , tránh xảy ra thương tích giữa các con.
Trên đây là những thông tin cụ thể về trò chơn con quay giành cho các bé. Với các tổ chức nói trên,ba mẹ có thể có thêm một phần quà nhỏ cho bé chiến thắng để kích lệ tinh thần của con.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số trò chơi khác đòi hỏi sự khéo léo và linh hoạt như: