Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Hoa hồng được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ là biểu tượng tình yêu mà loài hoa này còn ngăn chặn không cho khí xấu và điều xấu vào nhà. Chính vì vậy mà nếu yêu thích hoa hồng, bạn có thể trồng chậu hoa trang trí trong nhà.

Có nên trồng hoa hồng ở trong nhà không?

Cây hoa hồng tên khoa học là Rose SP, thuộc họ hoa hồng Rosaceae. Chúng thường mọc một hoặc cụm nhiều hoa trên cuống dài cứng và có gai. Hoa lớn có cánh dài hợp thành chén ở gốc, cánh hoa xếp thành nhiều vòng, siết chặt hay lỏng tùy theo giống.

Hoa hồng có nhiều loại khác nhau và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau: màu đỏ, vàng, trắng, xanh, hồng,… Là loại hoa lưỡng tính. Nhị đực và nhị cái trên cùng một hoa, các nhị đực dính vào nhau bao quanh vòi nhụy.

Hoa hồng có nhiều màu sắc khác nhau
Hoa hồng có nhiều màu sắc khác nhau

Hoa hồng không chỉ tượng trưng cho tình yêu say đắm, nồng thắm và mãnh liệt của tuổi trẻ, mà còn có khả năng xua đuổi tà khí. Cụ thể, những chiếc gai sắc nhọn mọc ra từ thân cây sẽ ngăn cản không cho những khí xấu, tà khí đi vào bên trong nhà làm hại gia chủ.

Ngoài ra, hương thơm nhẹ của hoa cộng với khả năng hấp thụ khí CO2 như bao thực vật khác sẽ giúp cho không gian sống của gia đình luôn được trong lành, dễ chịu, giúp tinh thần luôn được minh mẫn mang lại cảm giác thư thái, nhẹ nhàng. Do vậy, bạn nên trồng hoa hồng trong nhà.

Cây hoa hồng trang trí trong nhà
Cây hoa hồng trang trí trong nhà

Tuy nhiên, nên tránh đặt nhiều chậu hoa hồng trong phòng ngủ. Mặc dù mang đến hương thơm dễ chịu nhưng nó sẽ làm bạn thiếu oxy vì ban đêm cây sẽ hút oxy thải khí CO2.

Có nên trồng hoa hồng trước nhà không?

Vị trí thích hợp nhất để trồng những chậu cây hoa hồng nhỏ xinh là ở ngoài ban công, trên sân thượng hay trước sân vườn nhà nơi ít người qua lại. Cành hoa hồng có nhiều gai nhọn, nếu đặt ở những nơi đông người, hay nhà có trẻ em sẽ rất dễ gây tổn thương, nguy hiểm cho mọi người.

Nếu muốn tô điểm cho những bức tường rào quanh nhà, bạn có thể trồng những cây hoa hồng leo. Màu sắc rực rỡ của hoa cộng thêm với mùi hương quyến rũ, nồng thắm sẽ khiến bất cứ ai đi qua đường đều phải ngước nhìn và thảng thốt trước vẻ đẹp của nó.

Để hoa hồng ở ban công, nơi có nhiều ánh nắng
Để hoa hồng ở ban công, nơi có nhiều ánh nắng

Vị trí đặt chậu cây cũng rất quan trọng. Bạn nên quan sát kỹ hướng ánh nắng chiếu vào nhà để chọn vị trí phù hợp. Nên chọn những vị trí có ánh nắng chiều buổi sáng, hoặc buổi chiều vào. Tránh những vị trí có ánh nắng chiếu trực tiếp cả ngày. Và cũng không đặt ở những nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp đến.

Đồng thời, bạn cũng không nên đặt chậu hoa hồng ở trong bóng râm, nơi thiếu ánh sáng. Điều này khiến cây không ra hoa hoặc ra hoa nhỏ, xấu. Cùng với đó dẫn đến cây hay bị mắc bệnh thân còi cọc và lá vàng nhiều.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

Trồng và chăm sóc hoa hồng như thế nào để ra hoa đẹp?

Hoa hồng không phải loại hoa dễ trồng và chăm sóc. Nó là loài cây ưa sáng, nếu không đủ ánh sáng sẽ không ra hoa mà nếu tiếp xúc với ánh sáng lâu sẽ bị héo, vàng lá và hoa không đẹp. Do đó, người trồng phải thực sự yêu thích nó và để tâm đến việc chăm sóc thì cây mới phát triển tốt và ra hoa đẹp. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng như sau:

Chuẩn bị trước khi trồng hoa hồng

  • Chọn giống: Cách trồng hoa hồng phổ biến nhất là từ hạt, giâm cành, tách bụi hay từ những cây giống được ươm. Tuy nhiên nên chọn cây con được chủ vườn ươm sẵn, những cây mập mạp, tươi tốt, có cành nhiều, lá nhiều vì tỉ lệ sống sẽ cao hơn và không tốn nhiều thời gian.
  • Chọn đất trồng: Người trồng có thể mua đất sẵn hoặc cũng có thể trộn đất với phân hữu cơ đã hoai mục như trùn quế, xơ dừa…
  • Chọn chậu: Nên chọn chậu trồng phù hợp với độ tuổi và kích thước của cây. Nếu là cây hồng trưởng thành, thân lớn, nhu cầu nước nhiều thì trồng trong chậu lớn sẽ giúp giữ ẩm lâu. Còn nếu chỉ để trồng những cành giâm mới mọc rễ và còn yếu thì nên chọn chậu nhỏ, để không bị ngậm nhiều nước sẽ khiến rễ cây bị thối. Lý tưởng nhất là những chậu có chiều cao 30cm, và đường kính khoảng 40cm hoặc chậu men cỡ số 4.
  • Vị trí đặt cây: Hoa hồng là loại cây thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều ánh nắng. Do vậy bạn nên chọn nơi trồng cây hoa hồng có hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, tránh ánh nắng gay gắt.

Kỹ thuật trồng hoa hồng bằng cây con

Nếu trồng cây rễ trần thì nên ngâm trong xô nước một vài giờ trước khi trồng còn nếu trồng cây mua trong chậu thì người trồng cần tưới nước kỹ lưỡng trước khi chuẩn bị luống trồng.

Khi trồng, cho một lớp than hoa rồi một lớp xơ dừa ở dưới đáy chậu giúp tạo độ thoáng, thoát nước nhanh hơn, đồng thời lớp xơ dừa giúp giữ một phần nước ở đáy chậu để trải qua những ngày nắng nóng.

Với loại đất đã chuẩn bị như trên, đem trộn với phân bón tỉ lệ khoảng ¼ so với đất trồng và đảo đều.

Lớp đất đầu tiên cho vào chậu được ấn chặt sau đó cho đất đầy vào chậu. Sau đó mở một lỗ rộng và sâu, đặt cây hoa hồng vào rồi tiếp tục cho đất lấp bao trùm toàn bộ rễ. Lớp đất cao cách miệng chậu khoảng 4 – 5 cm là được.

Sau khi trồng có thể bón thêm thuốc kích rễ. Lần tưới nước đầu tiên tưới thật đẫm rồi chờ khoảng vài tuần cho đất khô mới tưới tiếp bởi nếu đất quá ẩm sẽ làm gốc cây bị úng, không ra rễ.

Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng

Tưới nước

Nếu hoa hồng bạn trồng là trồng ở ngoài đất vườn thì nên tưới mỗi ngày một lần; tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn nếu trồng trong chậu.

Tưới nước cho hoa hồng khi thấy đã khô nước, tưới thì phải tưới đẫm chứ không nên chỉ tưới ở trên bề mặt. Như vậy thì mới đủ nước cho lá quang hợp. Nếu thiếu nước, sẽ xuất hiện nhện hại cây, có hiện tượng vàng lá, rụng lá. Vào buổi tối nên hạn chế tưới nước cho hoa hồng, bởi nếu lá đọng lại trên lá sẽ dễ khiến lá cây bị nấm bệnh.

Ánh sáng

Hoa hồng là một loại cây ưa ánh sáng, thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều ánh nắng. Nếu một ngày, cây được chiếu đủ 8 tiếng ánh nắng thì cây sẽ sinh trưởng tốt, lớn nhanh, ít bị sâu bệnh hại. Không những thế còn cho ra nhiều hoa với màu sắc rực rỡ và tươi hơn nếu có kỹ thuật trồng hoa hồng tốt.

Phân bón

Bạn có thể quan sát những cành mới nhú ra, để biết cây có đủ dinh dưỡng hay không. Nếu thân có màu đỏ tía, mập mạp là cây đủ dinh dưỡng. Còn nếu như thân gầy, cao màu đỏ nhạt là cây đang thiếu và cần bổ sung phân bón.

Để phòng bệnh và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, nên kết hợp phân bón lá và bón gốc xen kẽ, mỗi tháng 1 lần. Khi cây ra lá non, cần được bón phân hạt hoặc phân dơi quanh gốc. Sử dụng phân DAP hoặc NPK tưới nên gốc và lá quanh thân. Lưu ý là khi bón phân xong, bạn cần tưới nước nhiều để cây hấp thụ tốt hơn.

Trồng hoa hồng trong nhà vừa có tác dụng trang trí, vừa có hương thơm dễ chịu và ngăn điều xấu vào nhà. Bạn nên đặt cây ở nơi có đủ ánh sáng, tươi nước và bón phân phù hợp để nó phát triển tốt và ra hoa đẹp.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.