Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Người từng giữ chức vụ chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành Hà Nội trong 10 năm liền, tên tuổi của ông đã được lựa chọn để đặt cho một tuyến phố tại quận Cầu Giấy. Vậy cụ thể ông là ai? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Vị chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội là ai?

Vị chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội trong 10 năm từ 1955 đến 1965 là ông Doãn Kế Thiện. Ông còn có các bút hiệu Sở Bảo, Long Thành, Bất Ác, Sơn Vân.

Doãn Kế Thiện (1891- 1965) quê xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Ông được nhiều người biết đến là nhà văn hóa nổi tiếng, nhà báo, dịch giả chữ Hán. Ông là người nghiên cứu Hà Nội học, nhà nho hoạt động cách mạng.

2. Cuộc đời và sự nghiệp Doãn Kế Thiện ra sao?

Nhà hoạt động xã hội xuất sắc 

Doãn Kế Thiện sinh trưởng trong một gia đình nhà nho, ông vừa học chữ Hán vừa học chữ Pháp rồi trở thành thầy giáo. Năm 1907, chịu ảnh hưởng của Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội và phong trào thanh niên yêu nước, ông nghỉ dạy học. Sau đó, ông ra Hà Nội viết cho các báo: Nam phong tạp chí, Trung Bắc tân văn, Thực Nghiệp, Khai hóa, Mới, Trung Bắc chủ nhật…

Năm 1938, Doãn Kế Thiện tham gia phong trào truyền bá Quốc ngữ theo sáng kiến của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1940, ông tham gia tổ chức Ái hữu nghề nghiệp và tổ chức Văn hóa cứu quốc.

Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Doãn Kế Thiện làm cố vấn cho chính quyền cách mạng tỉnh Sơn Tây. Tháng 7-1947, ông tham gia Ban vận động thành lập Hội Liên Việt khu XI (Chiến khu Hà Nội) rồi được bầu làm Hội trưởng đầu tiên.

Năm 1948, thành lập Liên khu III, ông được bầu làm Phó Hội trưởng Hội Liên Việt Liên khu. Năm 1951, Mặt trận Việt Minh hợp nhất với Hội Liên Việt, thành lập Mặt trận Liên Việt (MTLV). Doãn Kế Thiện cùng đoàn Hà Nội tham dự Hội nghị thống nhất Mặt trận tại Việt Bắc. Ông được gặp và chụp ảnh lưu niệm với Bác Hồ, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương MTLV.

Năm 1955, MTLV đổi thành Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), ông được bầu làm Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam. Ủy viên BCH Hội Việt – Trung hữu nghị. Ông giữ chức chủ tịch MTTQ Việt Nam TP Hà Nội 3 khóa liền đến khi tạ thế.

Sau khi Doãn Kế Thiện mất, Tang lễ cấp Nhà nước được tổ chức tại quê nhà của ông. Phó Thủ tướng Chính phủ Phan Kế Toại là Trưởng ban lễ tang. Điếu văn của ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch UB MTTQ TP Hà Nội ngày 5-12-1965 có đoạn: “Cụ Doãn Kế Thiện đã ra sức khắc phục khó khăn, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, có tinh thần bền bỉ trong công tác, đem hết nhiệt tình đóng góp tích cực vào việc thực hiện chính sách đoàn kết của Đảng Chính phủ, Mặt trận và các công tác cách mạng”.

Ghi nhận những đóng góp của Doãn Kế Thiện đối với đất nước, tháng 7-2001 Hội đồng nhân dân TP Hà Nội ra Nghị quyết đổi và đặt tên mới cho 17 đường phố Thủ đô. Phố Phố Béc la (quận Cầu Giấy) đổi thành phố Doãn Kế Thiện.

Mời bạn xem những thông tin chi tiết về phố Doãn Kế Thiện tại đây

Nhà nghiên cứu, sáng tác đa tài

Ngày 27-12-1991, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Doãn Kế Thiện. Đại biểu có: Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo; Giáo sư, bác sĩ Phạm Khắc Quảng, Chủ tịch MTTQ TP HN; các nhà văn, nhà thơ và nghiên cứu văn hóa, văn học: Tô Hoài, Vũ Quần Phương, Nguyễn Vinh Phúc, Vũ Tuân Sán, Phạm Phấn, Giang Quân…

Nhà văn Tô Hoài khẳng định: “Ngòi bút Doãn Kế Thiện đã suốt đời chuyên cần, miệt mài tập trung vào các vấn đề, các thể loại văn hóa, văn học, sưu tầm và phát hiện và giới thiệu về Hà Nội. Doãn Kế Thiện là người đầu tiên viết về Hà Nội với một ý thức chủ động và hệ thống về đề tài. Danh nhân văn hóa Doãn Kế Thiện chính là người đã đặt nền móng cho các công việc nghiên cứu về Hà Nội, hình thành bộ môn Hà Nội học cực kì phong phú mà bây giờ thế hệ con cháu cụ đang cố gắng phát huy”.

Những tác phẩm nổi tiếng, có giá trị của Doãn Kế Thiện: 

Về văn học:

Tác phẩm Lược khảo thơ Trung Quốc (1942): Tác phẩm khảo cứu về quá trình phát triển của thơ Trung Quốc, về thi pháp, hiệu quả nghệ thuật của thơ. Đây còn là tác phẩm còn bao hàm nhiều ý kiến bình luận xác đáng của Doãn Kế Thiện về thơ Đường, thơ Tống, thơ mới Trung Quốc.

Ngoài ra, ông chính là tìm ra và công bố bài thơ “Long thành quang phục kỷ thực” (ghi chép sự thực về việc giành lại kinh thành Thăng Long) của Ngô Ngọc Du. Đây là bài thơ duy nhất ghi lại giờ phút quân Tây Sơn giải phóng Thăng Long vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).

Về văn hóa: 

Tác phẩm “Hà Nội cũ” (nhà xuất bản Đời mới Hà Nội, 1943): tác phẩm được đánh giá là tập sách văn học dân gian đặc sắc, nổi tiếng nhất của Doãn Kế Thiện trước cách mạng, với 20 mục kể về các chuyện cũ ở Hà Nội.

Tác phẩm “Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội” (nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội, 1959), đây là công trình công phu đầu tiên biên khảo về những di tích lịch sử văn hóa của Thăng Long-Hà Nội, cung cấp nhiều tư liệu sử học có giá trị.

Về lịch sử: 

Tác phẩm “Danh nhân Việt Nam” (nhà xuất bản Đời mới Hà Nội, 1943): Tác phẩm giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của một số nhân vật đời Lê- Nguyễn.

Tác phẩm “Máu thịt xây thành” (1945): Nội dung viết về cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật của nhân dân Trung Quốc.

Doãn Kế Thiện là một nhân sĩ trí thức giác ngộ đi theo cách mạng, là nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu… Với trên 50 năm hoạt động liên tục, ông đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Ông được tôn vinh là Danh nhân văn hóa của đất nước. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu về Hà Nội, Doãn Kế Thiện được vinh danh là “Nhà Hà Nội học đầu tiên”.

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.